(VnMedia)- Trong khi không thể cấm hoạt động kinh doanh đa cấp, vì "không thể bảo thủ mãi trong cái tư duy tồn tại từ trước đến giờ là cứ cái gì không quản được thì cấm" như phân tích của luật sư, nếu giữ lại hoạt động này cần phải quản lý như thế nào?
Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, hoạt đông kinh doanh đa cấp đã xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu trên thế giới, nó được du nhập vào Việt Nam cuối những năm 1990 đầu năm 2000 với những tên tuổi như Sinh Lợi, Thiên Ngọc Minh Uy, sau này có vision, Hefline…. rồi sau này khi công nghệ thông tin, interner phát trên, thương mại điện tử phát triển nó biến tướng dưới các dạng như muaban24h.
Lợi dụng hệ thống luật pháp còn hạn chế, lỏng lẻo, sự bị động trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước, sự thiếu hiểu biết của người dân, cộng với ham muốn làm giàu một cách nhanh chóng của một bộ phận không nhỏ nên đa số các doanh nghiệp đa cấp không ngần ngại vi phạm pháp luật sử dụng các chiêu trò, tiểu xảo để thu hút sự quan tâm của những người muốn làm giàu một cách nhanh chóng nhưng thiếu hiểu biết dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là những vụ lừa đảo trong những năm gần đây.
Sau những bài học lớn và đau xót như thời gian vừa qua, nhiều người đặt ra câu hỏi nên chăng phải có chế tài mạnh để dừng việc kinh doanh đa cấp? Có nên cấm hay không? Nếu giữ lại thì nên quản lý thế nào?
Ảnh minh họa. |
Chia sẻ cùng VnMedia về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Kiệm cho rằng, chúng ta không thể bảo thủ mãi trong cái tư duy tồn tại từ trước đến nay là cứ cái gì không quản được thì cấm.
Trong khi không thể cấm hoạt động kinh doanh đa cấp, vì "không thể bảo thủ mãi trong cái tư duy tồn tại từ trước đến giờ là cứ cái gì không quản được thì cấm" như phân tích của luật sư, nếu giữ lại hoạt động này cần phải quản lý như thế nào?
Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, kinh doanh theo mô hình đa cấp đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trên thế giới, nó cũng là một phương thức phân phối hàng hóa hiện đại, góp phần vào thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm chi phí mặt bằng, giảm giá thành sản xuất, phân phối do vậy việc cấm là không thể.
Trong bối cảnh mà mặt lợi ích rõ ràng như liệt kê, luật sư Nguyễn Văn Kiệm cho rằng, việc cần làm nhất ở thời điểm này là phải xây dựng những văn bản pháp luật quy đinh chặt chẽ, bài bản, khoa học. quy định rõ chức năng nhiêm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng ngành, cơ quan và đến cá nhân người đứng đầu nếu để xảy ra hậu quả trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
Đồng thời, vị luật sư này cũng nhấn mạnh cần đẩy mạng công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân, làm cho người dân nhận thức, hiểu rõ được hoạt động kinh doanh đa cấp là thế nào.
"Nâng cao kiến thức hiểu biết cho người dân cũng là một biện pháp ngăn chặn hiệu quả các hành vi lừa đảo, gian dối trong hoạt động kinh doanh đa cấp".
Trên thực tế, thời gian gần đây, trước những biến tướng của hoạt động đa cấp, Bộ Công Thương cũng đã tiến hành rút giấy phép hoạt động của một số công ty tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, Bộ này cũng đã có những khuyến cáo đối với người dân khi tham gia vào hoạt động đa cấp.
Mới đây, sau khi ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (Giấy chứng nhận) của một số doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và rất có thể trong thời gian tới còn tiếp tục thu hồi, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng, việc thu hồi Giấy chứng nhận của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp không giải phóng các doanh nghiệp này khỏi các nghĩa vụ của mình trước pháp luật, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối và người tham gia bán hàng đa cấp trong mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để tránh rủi ro cho những nhà phân phối và người tham gia bán hàng đa cấp có thể và nên tiến hành các bước sau: Nhanh chóng liên hệ với doanh nghiệp theo địa chỉ ghi tại hợp đồng ký kết với doanh nghiệp để yêu cầu giải quyết quyền lợi. Theo quy định, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn lại không thấp hơn 90% khoản tiền mà nhà phân phối/người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó (có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác đã trả cho nhà phân phối liên quan đến lượng hàng hóa được trả lại đó); Yêu cầu doanh nghiệp thanh toán toàn bộ các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác phát sinh trong quá trình tham gia hoạt động bán hàng đa cấp mà doanh nghiệp chưa chi trả; Yêu cầu doanh nghiệp giao hàng hóa cho mình nếu đã thanh toán tiền hàng nhưng chưa nhận hàng. Nếu không được giải quyết, các nhà phân phối và người tham gia nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được đảm bảo tối đa về quyền lợi.
Ý kiến bạn đọc