Kinh nghiệm lái xe an toàn khi có súc vật trên đường

15:37, 17/08/2016
|

Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi đang lưu thông trên đường mà gặp các đàn súc vật gây cản trở giao thông.

Nắm vững các kinh nghiệm để biết cách xử lý tình huống
Nắm vững các kinh nghiệm để biết cách xử lý tình huống

“Bốn bánh thua bốn chân” – đó là bí quyết bạn nên thuộc lòng không phải vì bạn đã sai theo quy định của pháp luật, mà đơn giản, đó là vì chính sự an toàn của mình cùng người thân. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn có sự yên tâm khi lái xe

- Luôn làm chủ tốc độ; Điều này giúp bạn quan sát tốt và xử lí tình huống kịp thời, tránh được các tình huống “tự nhiên thấy con trâu ngồi trên mũi xe”.

- Giảm tốc độ chậm lại, thậm chí dừng hẳn nếu như gặp phải đàn trâu bò lớn, nên để đàn gia súc nhìn thấy và tránh bạn, bạn không nên tranh thủ phóng nhanh qua khe hở giữa những đàn gia súc (trừ trường hợp thực sự an toàn) bởi bạn hoàn toàn không biết trước được những hành động của đàn gia súc khi bạn đi qua; rẽ phải, rẽ trái hay đột ngột quay đầu lại…, quá nguy hiểm cho bạn

.- Không đột ngột bấm còi khi đang vượt qua đàn gia súc; Bạn có thể khẳng định được 100% chúng sẽ không lồng lên bỏ chạy tán loạn, không chỉ dẫn đến nguy cơ đâm sầm vào xe của bạn mà còn làm nguy hiểm cho cả xe khác, người đi xe máy, xe đạp… đang lưu thông trên đường.

- Chắc hẳn bạn sẽ không muốn chiếc xe thân yêu của mình nhận một cặp sừng, một cú đá hậu vào bên hông, vậy thì hãy lưu ý khi vượt hoặc đi bên cạnh trong tầm “tấn công” phía trước trâu/bò và phía sau ngựa. Tránh tình trạng né gia súc, gia cầm khi đang chạy tốc độ cao; việc đánh lái hoặc phanh với tốc độ cao sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm với các xe đi sau hoặc đi ngược chiều.

- Và cuối cùng, theo luật định, khi bạn đi đúng theo luật giao thông quy định, nếu đâm phải trâu bò thì người sở hữu trâu bò sẽ là người sai (vi phạm pháp luật) chứ không phải là bạn.

Điều 34 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định:

Khoản 1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
 
Khoản 2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
 
Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định:
 
Khoản 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
 
Điều 10 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ:
 
Khoản 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 
a) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
 
b) Để súc vật đi trên đường bộ; để súc vật đi qua đường không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
 
c) Đi dàn hàng ngang từ 02 (hai) xe trở lên;
 
d) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
 
Theo Dân trí

Ý kiến bạn đọc