(VnMedia)- Thông tin về dự án xe điện của Apple đang khiến thế giới quan tâm hết mức trong thời gian qua. Tờ Wall Street Journal và Financial Times còn ám chỉ rằng “Titan” (tên gọi mật của dự án xe điện này) sẽ thậm chí thâu tóm cả Tesla vốn đang có hàng trăm cựu nhân viên Apple làm việc tại đây.
Wall Street Journal cũng cho biết chủ tịch Tim Cook đã chính thức phê chuẩn ”Titan” từ một năm trước và bổ nhiệm Phó chủ tịch Steve Zadesky, người đã có 16 năm cống hiến cho Apple trong các dự án iPhone, iPod làm người đứng đầu dự án. Không chỉ có thế, Apple đã thậm chí ký hợp đồng thuê Johann Jungwirth, nguyên Chủ tịch và Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu và phát triển của Mercedes-Benz khu vực Bắc Mỹ về đầu quân vào đội ngũ nhân lực tài năng.
Sau đây là những phân tích về sự thành công cũng như thách thức của dự án này
Nhân sự
Cuối tháng 9/2014, Apple có khoảng 92.600 nhân viên, trong số đó có đến gần một nửa không làm việc tai các store. Vì vậy nếu Apple sử dụng 1.000 nhân viên dành riêng cho dự án này tương đương với khoảng 2% là một điều khá mạo hiểm. Tuy nhiên với “quả táo cắn dở” thì đây cũng không phải là trở ngại quá khó bởi hãng vốn nổi tiếng bởi tinh thần làm viêc theo nhóm nhỏ.
Ảnh chụp một chiếc xe chưa nói lên điều gì
Đã từng xuất hiện hàng loạt hình ảnh của một chiếc xe bí ẩn chạy trên đường phố San Francisco mà người ta đồn đoán rằng đó chính là chiếc xe điện thử nghiệm của Apple
Đây được cho là chiếc xe điện thử nghiệm của Apple |
Vấn đề công nghệ pin
Đây là vấn đề khá đau đầu và nhạy cảm với Apple bởi lẽ “Quả táo cắn dở” luôn bị chê bai về chất lượng pin trong tất cả các sản phẩm như iPhone, iWatch, iPad hay Macbooks. Mặc dù đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất pin, tuy nhiên cần lưu ý rằng pin của một chiếc xe ô tô và pin của các thiết bị di động, công nghệ là 2 điều hoàn toàn khác biệt.
Apple đang có trong tay những gì để làm ô tô?
Hiện tại, thế mạnh của Apple chính là nền tảng CarPlay, một hệ thống phần mềm để phát triển xe hơi cho phép người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời khi ngay cả khi đang lái hay xuống xe. Ngoài ra ứng dụng bản đồ số (Apple Map) cũng là một điểm cộng tích cực.
Với tất cả những điều trên thì có vẻ như Apple đang tập trung nhiều hơn vào việc phát triển một hệ sinh thái bền vững (ecosystem) hoặc đúng như Tim Cook đã từng tiết lộ đó là hình thái Mega-ecosystem
Quyết định phát triển mảng xe hơi phụ thuộc vào Eddy Cue?
Không còn hoài nghi gì nữa khi có thể nói rằng Eddy Cue chính là chìa khóa nhân sự chính để Apple phát triển mảng xe hơi. Ông Cue là Phó chủ tịch cấp cao mảng phần mềm, internet, dịch vụ và quan trọng hơn Eddy Cue còn tham gia Hội đồng quản trị của hãng xe Ferrari từ năm 2012 với hàng loạt ứng dụng cải tiến trên Ferrari FF do đó Apple đã có trong tay kha khá kinh nghiệm trong mảng xe hơi.
Cũng giống như trường hợp của Eric Schmidt trước đây (hiện là Giám đốc điều hành của Google) khi ông buộc phải rời Hội đồng quản trị Apple để sang Google phát triển phần mềm Android thì số phận của dự án phát triển xe hơi của Apple đặt cược vào quyết định của Eddy Cue. Nếu ông này rời Ferrari thì có nghĩa là gần như chắc chắn Apple sẽ làm xe điện còn nếu không thì tình hình sẽ ngược lại.
Sức mạnh từ cái tên Apple
Apple mang đến thành công cho các công ty khác thông qua hàng loạt các phát minh đột phá về công nghệ và thị trường. Nhưng một câu hỏi chính được đưa ra vào thời điểm này là khách hàng của Apple liệu có hứng thú với xe điện nếu Apple tung ra thị trường? Chiếc S của Tesla là một minh chứng rõ rệt cho thấy rằng thị trường xe điện vẫn có khả năng phát triển.
Thách thức lớn của Apple trong dự án “Titan” này là việc phát triển pin nhiên liệu cho xe điện và trừ khi hãng tạo ra một cú đột phá công nghệ thì lúc đó mới tính đến khả năng thành công. Về mặt khách hàng, Apple có những tín đồ trung thành hơn bất kỳ hãng nào, họ sẵn sàng chi ra hàng trăm đô la để săn lùng điện thoại của hãng và cũng không hoài nghi gì viêc họ chi thêm hàng ngàn đô la cho chiếc xe điện.
Hàng loạt thách thức phía trước
Là một tập đoàn công nghệ nổi tiếng bậc nhất thế giới nhưng không có nghĩa điều này là “bảo chứng” cho sự thành công của Apple trong lĩnh vực xe điện. Một chiếc xe là sự tích hợp của tất cả các thành tựu công nghệ cao nhưng việc áp dụng nó như thế nào là cả vấn đề và tất nhiên rằng xe ô tô sẽ khác biệt hoàn toàn so với iPhone, iPad hay Mac, iWatch vốn là những sản phẩm đem đến thành công và danh tiếng cho Apple.
Vấn đề khác là thời gian. Chắc ai cũng còn nhớ Tesla công bố kế hoạch sản xuất xe điện từ năm 2003 và cho đến gần 10 năm sau tức là 2012 hãng mới có thể chính thức đưa mẫu xe S ra thị trường. Apple có thể rút ngắn thời gian hơn bằng cách thuê công ty bên ngoài sản xuất tuy nhiên với chính sách ràng buộc của Chính phủ hiện nay thì ít nhất cho đến năm 2020 mới hi vọng được giới thiệu xe cho khách hàng.
Sự suy giảm của cổ phiếu
Chưa có gì là chắc chắn 100% về kế hoạch sản xuất xe điện của Apple cũng như những gì mà hãng công nghệ này đang làm cho dự án này. Tuy nhiên nhiều người hoài nghi rằng nếu dự án này là thực tế thì chắc chắn các nhà đầu tư của Apple sẽ không vui chút nào. Apple có dư tiền để làm xe điện nhưng phải nhìn một cách thẳng thắn rằng điều này có nên không?
Năm ngoái, Apple tăng trưởng 28,7% nhưng nếu triển khai dự án này thì tương lai của hãng có được tiếp tục như vậy không? Hãy nhìn vào Tesla, hãng này vẫn đang trên đà tuột dốc sau 10 năm kể từ ngày ra mắt xe điện và hiện tại đang phải miệt mài bám theo Apple.
Ý kiến bạn đọc