(VnMedia) - Các thiết bị di động và cách thức truyền thông liên lạc không dây sẽ chiếm lĩnh vị trí như “trái tim” của mỗi chiếc xe hơi trong tương lai.
Năm 1885, Karl Benz chế tạo chiếc “ô tô" đầu tiên trên thế giới. Đây là một chiếc xe 3 bánh với một động cơ đốt trong và bộ phận đánh lửa bằng điện chạy lần đầu ở Mannheim (Đức) vào năm 1886. Chiếc xe có 0,8 mã lực (0,6 kW) và đạt vận tốc nhanh nhất là 16 km/h.
Những trải qua 125 năm với biết bao sự đổi mới với những tiến bộ to lớn từ thiết kế tới kỹ thuật, những chiếc ôtô này đã cải tiến đáng kể về tốc độc, hiệu quả hoạt động,…
Nhưng trái tim của xe hơi – chính là động cơ đốt trong cung cấp năng lượng để điều khiển thông qua vô lăng. Khi xu hướng chuyển sang công nghệ sạch, các ôtô điện sẽ làm thay đổi cục diện đó. Quá trình này sẽ dần thành hiện thực trong 5 năm tới cùng với các công nghệ liên lạc không dây hỗ trợ đắc lực trên các xe hơi.
Nhỏ hơn, xanh hơn, nhẹ hơn,…
Sự năng động của thị trường ôtô đang thay đổi đáng kể. Mọi người muốn những chiếc xe nhỏ hơn, nhẹ hợn và tiết kiệm nhiên liệu hơn để giảm thiểu chi phí khi sử dụng. Chi phí về dầu đang tăng cao và vấn đề môi trường cũng được quan tâm khi các quy định của chính phủ được đưa ra nhằm giảm lượng khí thải. Tại Anh khuyến khích các ôtô thải ít hơn 100g/km điều này tương đương với việc giảm thiểu 64mgp đối với xăng và 74mpg dầu diesel.
Do đó không có gì ngạc nhiên về việc những chiếc ôtô điện đang thu hút sự đầu tư đáng kể để phát triển và nghiên cứu từ các nhà sản xuất lớn, thực vậy Renault / Nissan đặt phần lớn ngân sách nghiên cứu của hãng cho dòng sản phẩm này.
Tuy nhiên, công nghệ nguồn pin lại cải thiện chậm chạp, hiện nay hai tiếng sạc điện thì ôtô chỉ đi được 40-60km, dù đã được cải thiện nhưng sau 30 phút sạc đi được 120km – đây là con số dự định dự định đạt được trong 5 năm tới.
Do đó, số lần sạc và động lực của thị trường không chỉ là thách thức duy nhất cho sự chuyển dịch sang ôtô điện. Bên cạnh đó, Những nhà sản xuất mới từ các lĩnh vực khác cũng sẽ nhảy vào thị trường này.
Một trong những thay đổi quan trọng trong thiết kế là sử dụng các module góc, mà mỗi bánh xe có động cơ và hệ thống điều khiển riêng trong bánh để lái xe tự động- điều này có thể nhìn thấy trên ý tưởng thiết kế của GM (EN-V) về mẫu xe hơi không người lái với lượng khí thải bằng 0. Nhưng thiết kế này là mới đối với các nhà sản xuất xe hơi và đòi hỏi sự tinh thông của các kỹ sư hệ thống để đảm bảo mọi thứ có thể vận hành đồng bộ.
Thực vậy, chiếc xe EN-V được GM hợp tác với Segway, một công ty chuyên trong lĩnh vực cân bằng động, tạo ra. Các module góc độc lập sẽ cần tới hệ thống liên lạc dự phòng, vốn được tối ưu để kiểm soát bánh xe một cách chính xác, và sẽ sử dụng momen hiệu chỉnh khi cần để cân bằng tốt hơn ở tốc độ cao, và theo dõi vòng đời của pin để tự động chuyển sang chế độ sinh thái (tiết kiệm năng lượng) để xe có thể tới điểm sạc pin tiếp theo.
Chiếc xe EN-V của GM do Segway phát triển.
Tích hợp di động
Sự gia tăng nhanh chóng của smartphone cho thấy, mọi người kết nối nhiều hơn bao giờ hết và các nhà sản xuất xe hơi nhận ra rằng mọi người muốn tích hợp chức năng này vào trong xe hơi và sẵn sàng trả tiền cho chức năng đó. Đó là mối lợi đối với thị trường ôtô cao cấp, mà sẽ thực hiện như những công nghệ đầu tiên.
Mang điện thoại di động của người dùng vào xe hơi không chỉ cho phép người dùng tích hợp thư viện giải trí và chức năng điện thoại vào bất cứ xe hơi nào họ sử dụng, điều đó cũng cho phép chiếc ôtô thiết lập phong cách lái xe cụ thể. Sau đó, các tuyến được có thể được lên kế hoạch trước khi vào xe hơi và truyền thông với máy chủ từ xa để tránh các con đường ùn tắc, sương mù, đang sửa chữa,…
Ôtô cũng liên kết với web, tính toán hoặc tính toán lại các tuyến đường để đi qua các trạm xăng khi người lái yêu cầu. Ứng dụng cũng có thể tạo ra để tăng cường cho các chức năng tương lai. Tuy nhiên, giao diện người dùng phải được thiết kế sao cho có thể cung cấp trải nghiệm lái xe tuyệt vời, phải trực quan, dễ sử dụng và không làm mất tập trung của người lái.
Hơn nữa, nó phải không làm ảnh hưởng đến việc bảo hành và nhà sản xuất sẽ phải tìm cách để đảm bảo dữ liệu của bên thứ ba. Trước mắt, có lẽ việc thiết lập tường lửa là cần thiết.
Xe tự lái
Rõ ràng không thể không đề cập tới xe hơi tương lai mà không có xe tự lái. Các loại xe ôtô này đã sẵn sàng kết hợp với một số trợ giúp lái xe tự động từ hệ thống tự động phanh xe trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống cảm biến cảnh báo chệch làn đường (LDW - Lane Departure Warning) tới hỗ trợ đỗ xe tự động và cảm biến hỗ trợ điểm mù (blind spot sensors).
Điển hình nhất là dự án Google Car gồm 7 chiếc xe hơi không người lái- 6 chiếc Toyota Prius và 1 chiếc Audi TT. Những chiếc xe này được kết hợp với camera video, bộ cảm biến radar, LIDAR (radar dựa trên laser) và hệ thống định vị để có thể thiết lập tự động lái xe.
Khi khả năng định vị trở nên chính xác hơn, việc thực hiện trên các phương tiện tự động nhiều hơn cũng đòi hỏi sự liên lạc thường xuyên giữa các ôtô và từ các phương tiện với mạng lưới đường đi, cho phép cảnh báo xe hơi về thay đổi hạn chế tốc độ, nút giao cắt tiếp theo, sự nguy hiểm,…Điều đó đòi hỏi công nghệ truyền thông không dây trong ôtô phải hoạt động hiệu quả hơn để có thể thông báo các tình trạng giao thông.
Ý kiến bạn đọc