Đói năng lượng, EU lấy cả của các nước nghèo?

0
0

 - Thế giới đang phát triển có thể rơi vào tình trạng đói năng lượng do nhu cầu tham lam của Châu Âu, một nhà phân tích đã nói như vậy với tờ Bloomberg.

 

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Liên minh Châu Âu (EU) sẽ không tránh khỏi việc dẫn đến tình trạng đói năng lượng ở các nước đang phát triển, tờ Bloomberg dẫn lời nhà phân tích năng lượng Saul Kavonic ở Credit Suisse hôm qua (8/11) cho biết.

Nhà phân tích Saul Kavonic đã nói với giới truyền thông rằng: “Châu Âu đang hút khí đốt khỏi các quốc gia khác bằng bất cứ giá nào”.

Bất chấp các hóa đơn năng lượng tăng cao, EU dự kiến ​​sẽ vượt qua mùa đông tới với đủ nguồn năng lượng sưởi ấm cho các hộ gia đình, do các thành viên của liên minh đã mua đủ dầu và khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, điều này đi kèm với một mức giá cao cho các quốc gia nghèo nhất thế giới – những nước đang bị cắt đứt khỏi thị trường khí đốt do nhu cầu tham lam của châu Âu.

Các nước thị trường mới nổi được cho là phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Các nhà máy ngừng hoạt động, tình trạng thiếu điện thường xuyên và kéo dài hơn, cũng như những bất ổn xã hội là những hậu quả có thể xảy ra nhất do những thách thức về an ninh năng lượng.

Các nhà xuất khẩu trên khắp Qatar và Mỹ đang chấp nhận giá thầu từ những người mua châu Âu tìm cách mua càng nhiều nhiên liệu càng tốt để lấp đầy các kho dự trữ của họ. Điều đó khiến các nước đang phát triển như Pakistan, Bangladesh và Thái Lan không thể cạnh tranh về giá với Đức và các nền kinh tế lớn hơn khác.

“Chúng ta đang mượn nguồn cung cấp năng lượng của những người khác,” Giám đốc điều hành của Vitol Group - Russell Hardy đã nói như vậy với giới truyền thông. "Đó không phải là một điều tốt."

Theo các nhà giao dịch được Bloomberg dẫn nguồn tin, giá tăng cao đã khiến một số nhà cung cấp ở Nam Á hủy giao hàng theo lịch trình dài để có lợi nhuận tốt hơn ở những nơi khác.

Raghav Mathur, một nhà phân tích tại Wood Mackenzie, cho biết: “Các nhà cung cấp không cần phải tập trung vào việc đảm bảo LNG của họ cho các thị trường có khả năng chi trả thấp”. Theo ông Raghav Mathur, mức giá cao hơn họ có thể nhận được trên thị trường giao ngay có thể bù đắp cho bất kỳ hình phạt nào mà họ có thể phải trả để trốn tránh các chuyến hàng đã lên kế hoạch từ trước.

“LNG trước hết sẽ thuộc về các nước “phát triển”, và phần thừa còn lại dành cho các “nước đang phát triển”, chuyên gia Mathur cho biết đồng thời nói thêm rằng động lực này có thể sẽ được duy trì trong nhiều năm.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Nắng nóng bao trùm khắp 3 miền

(VnMedia) - Ngày hôm nay (26/4), ở hầu hết các khu vực thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đều có nắng nóng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất hôm nay có thể trên 36 độ C…

Giá vàng bật tăng cao sau 3 phiên giảm liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (26/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm sâu trước đó. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn đang duy trì ở mức trên 75 triệu đồng/lượng khi khép lại phiên làm việc cuối ngày hôm qua (25/4).

Mượn danh quyên góp tiền từ thiện trên mạng xã hội để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

(VnMedia) - Đối tượng Lê Đình Hải lập hàng loạt tài khoản Facebook rồi mạo danh Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Tường Phúc (sinh sống tại Huế) và sử dụng hình ảnh của các nạn nhân điều trị ở các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kêu gọi quyên góp nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Vai trò, sứ mệnh mới của truyền thông trong ASEAN

(VnMedia) - Trọng tâm hợp tác ASEAN về thông tin bao gồm các lĩnh vực cụ thể: Tin giả, Tin sai, Tin xấu - độc; Truyền thông về ASEAN và Tăng cường "Bản sắc ASEAN".

Hủy phiên đấu thầu vàng lần thứ hai trong tuần

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo hủy đấu thầu phiên đấu thầu vàng sáng 25/4 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.