Cơn khát khí đốt tự nhiên của châu Âu khiến Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối

0
0

 - Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã lấp đầy khoảng trống trong cơ cấu năng lượng của châu Âu kể từ khi lục địa này không nhận nguồn cung dầu của Nga. Tuy nhiên, năng lực xuất khẩu LNG nhìn chung không thay đổi, đồng nghĩa với việc một số quốc gia đang nhận được ít nhiên liệu hơn so với trước.

Cơn khát khí đốt tự nhiên của châu Âu khiến Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối
Cơn khát khí đốt tự nhiên của châu Âu khiến Bangladesh và Pakistan chìm trong bóng tối

Các nước châu Âu đã mua nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào năm 2022 hơn bất kỳ năm nào trước đây. Nhu cầu gia tăng sau xung đột tại Ukraine, với việc Chính phủ của nhiều nước thuộc khu vực châu  u đang gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Sự gia tăng nhu cầu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, với nhiều chính phủ châu Âu đang gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga càng nhanh càng tốt.

Trong chín tháng tính từ tháng 1/2022, nhu cầu về LNG của các quốc gia châu Âu đã tăng đáng kể theo dữ liệu do nhóm phân tích Independent Commodity Intelligence Services (ICIS). Cụ thể, nhu cầu khí đốt ở Pháp tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, nhu cầu ở Hà Lan tăng 109% và Bỉ là 157%.

Tuy nhiên, cơn khát LNG của châu Âu đang gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nhiều quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới, vốn nhập loại nhiên liệu này với khối lượng lớn. Giá LNG tăng vọt và lượng nhiên liệu đưa ra thị trường ít khiến các quốc gia nghèo hơn khó lòng xoay xở.

Alex Munton, một nhà phân tích LNG của nhóm nghiên cứu năng lượng Rapidan, nói: “Cách để châu Âu có thể mua được nhiên liệu là trả nhiều tiền hơn những thị trường khác”.

Dữ liệu của ICIS xác nhận các quốc gia khác ngoài châu Âu đã giảm mua LNG, đặc biệt là ở châu Á. Tại Bangladesh, nhu cầu giảm 10% so với năm 2021, ở Pakistan giảm 19% trong khi ở Trung Quốc giảm 22%.

Tại một số quốc gia, hậu quả để lại đã rõ ràng. Tuần trước, Bangladesh đã trải qua đợt mất điện tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, với hơn 100 triệu người bị mất điện trong nhiều giờ. Trong nhiều tháng, Bangladesh đã phải vật lộn để đảm bảo đủ lượng khí đốt trên thị trường toàn cầu.

Ông Mohammad Tamim từ Đại họ BUET ở Dhaka cho biết, tình trạng mất điện ở Bangladesh có liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng mặc dù lý do sâu xa hơn là vấn đề cân bằng lưới điện quốc gia.

Ông cho biết các quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi trên thị trường LNG năm 2022. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mohammad Tamim nói: “Châu Âu đang cố gắng lấy từng mét khối khí ở bất cứ nơi nào sẵn có. Họ mua mọi thứ, từ khí đốt giao ngay đến tương lai. Sức mua của họ lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Vì vậy, rõ ràng các quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ bị ảnh hưởng rất nặng nề”.

Đối với Pakistan, quốc gia này đã không thể mua đủ nhiên liệu đồng nghĩa với tình trạng thiếu điện có thể kéo dài ở quốc gia này. Chính phủ cho biết họ không thiếu nhiên liệu những họ đưa ra một số biện pháp để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trên toàn quốc.

Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Musadik Malik nói: “Thị trường được thúc đẩy bởi nhu cầu và phương thức cung ứng. Không có điều gì là bất công trên thị trường”.

Đây là một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế vốn đang chịu nhiều áp lực như Pakistan. Vào cuối tháng 8, IMF đã thông qua khoản cứu trợ trị giá 1,1 tỷ USD cho Pakistan.

Thục San (Theo DW)

Ý kiến bạn đọc


Giá vàng tiếp đà giảm phiên thứ 3 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (25/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm thêm gần 6 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 3 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.

Lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hơn 300 nghìn trang web WordPress

(VnMedia) - CERT của Nhật Bản mới đây đã cảnh báo về lỗ hổng nghiêm trọng (CVE-2024-28890, CVSS v3: 9.8) trong Forminator có thể cho phép tin tặc từ xa tải phần mềm độc hại lên các trang web bằng cách sử dụng plugin.

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024

(VnMedia) – Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3% trong năm 2025 và 2026, dựa trên kỳ vọng giá năng lượng và nguyên liệu sẽ ổn đinh.

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024 người dân cần biết

(VnMedia) - Do liên quan đến sự điều chỉnh trong cải cách tiền lương nên có một số thay đổi về chính sách trong đó có BHYT kể từ ngày 1/7/2024.

Giải pháp an toàn thông tin toàn diện - Lá chắn trong kỷ nguyên số

(VnMedia) - Đây là chủ đề của buổi hội thảo vừa được VNPT VinaPhone Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng…