Nga-EU bắt đầu cuộc chiến khí đốt căng thẳng?

0
0

 - Khi châu Âu bước vào mùa đông, nguy cơ giá khí đốt tăng mạnh và nguồn cung đứt gãy kéo dài ngày càng gia tăng. Liên minh châu Âu (EU) đang trong quá trình tìm cách thông qua một giải pháp toàn diện để cải thiện những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay -  một cuộc khủng hoảng là hệ quả trực tiếp từ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và EU tung ra nhằm vào ngành năng lượng của Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

 

Sự phụ thuộc quá mức vào khí đốt giá rẻ của Nga trong thời gian dài của nhiều quốc gia EU, bao gồm cả đầu tàu kinh tế của EU là Đức, là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng hiện nay trên toàn khu vực. Một yếu tố quan trọng trong kế hoạch của EU trong việc tháo gỡ cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay là việc áp đặt giá trần đối với giá khí đốt.

Tuy nhiên, tập đoàn khí đốt nhà nước khổng lồ của Nga - Gazprom đã đe dọa sẽ ngừng tất cả các nguồn cung cấp khí đốt cho EU nếu liên minh này áp đặt giá trần khí đốt. Nhập khẩu khí đốt từ Nga chiếm khoảng 40% nguồn cung cấp khí đốt của EU vào năm 2021 nhưng đã giảm xuống còn khoảng 9% trong những tuần gần đây. Giám đốc điều hành của Gazprom - ông Alexei Miller tuần trước đã cảnh báo, bất kỳ mức giới hạn giá trần nào được áp đặt đều sẽ là hành vi vi phạm hợp đồng từ phía những người mua khí đốt của Gazprom ở EU và điều đó sẽ dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt từ công ty. Mặc dù việc vận chuyển khí đốt của Nga tới EU qua Dòng chảy Phương Bắc (Nord Stream) và đường ống Yamal-Europe đã bị gián đoạn nhiều lần kể từ cuộc chiến tranh ở Ukraine nổ ra, và cả hai tuyến đường ống này hiện tại vẫn bị đóng, khí đốt của Nga vẫn đang được giao cho một số khách hàng châu Âu được lựa chọn thông qua đường ống Sudzha ở biên giới với Ukraine và đường ống TurkStream.

Vào ngày 18/10, cơ quan điều hành của EU - Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất các biện pháp khẩn cấp hơn nữa để giảm giá năng lượng tăng cao. Giá năng lượng tăng cao đã gây ra tình trạng gia tăng lạm phát trong khu vực và hơn thế nữa. Các nước đang phải tăng lãi suất mạnh để chống lại lạm phát. Tất cả những yếu tố này có thể gây ra những tác động dẫn đến suy thoái kinh tế. Mặc dù đã rất cẩn thận để tránh áp đặt giá trần ngàay lập tức lên khí đốt tại thời điểm đó nhưng EC đã yêu cầu các quốc gia thành viên EU chấp thuận dự thảo đề xuất đặt "giá dao động tối đa" tạm thời cho những giao dịch tại sàn giao dịch chính của châu Âu Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan. Mức giá này sẽ đóng vai trò là giá chuẩn cho các giao dịch khí đốt ở Châu Âu. Các biện pháp khác được thảo luận tại cuộc họp bao gồm các cơ quan quản lý năng lượng được giao nhiệm vụ đưa ra mức giá chuẩn mới cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào ngày 31/3/2023 và khởi động chương trình mua khí đốt chung giữa các nước EU trong một nỗ lực nhằm kịp thời lấp đầy các kho chứa nhiên liệu đang cạn kiệt để chuẩn bị cho mùa đông tới, và cho phép đàm phán giá khí đốt thấp hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, trong cuộc họp tiếp theo của EU bắt đầu vào ngày 20/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã không còn phản đối việc áp đặt giá trần khí đốt của EU, và các nhà lãnh đạo EU sau đó đã đồng ý hướng tới một mức giá trần mà sẽ “ngay lập tức hạn chế các đợt tăng quá giá khí đốt quá mức."

Chủ tịch EC Charles Michel nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận giúp giảm giá và nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng đến các thị trường rằng chúng tôi sẵn sàng hành động cùng nhau, rằng chúng tôi có thể hành động cùng với nhau." Theo biên bản chính thức của cuộc họp mới nhất này, các nhà lãnh đạo của EU chính thức yêu cầu EC làm việc “khẩn trương để đặt ra một khung giá dao động tạm thời đối với các giao dịch khí đốt tự nhiên.”

Như vậy, rất có khả năng Nga sẽ thực sự cắt tất cả nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu vào một thời điểm nào đó trong tương lai rất gần. Điều này có nghĩa là EU sẽ cần phải tìm các nguồn cung cấp thay thế khác để thu hẹp bất kỳ khoảng cách chuyển đổi nguồn cung nào trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật một số tổ chức đảng, đảng viên

(VnMedia)- Trong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Giám đốc Công ty Trần Lê Gia cùng nhiều chủ doanh nghiệp đánh bạc tiền tỷ

(VnMedia) - Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) đã tạm giữ Trần Anh Linh (47 tuổi) - Giám đốc Công ty Trần Lê Gia (ở TPHCM) cùng 21 đối tượng để điều tra tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc.

U23 Việt Nam thua U23 Iraq 0-3 ở trận ra quân giải quốc tế U23 Cup

(VnMedia) - Thầy trò HLV Philippe Troussier đã có sự khởi đầu không như mong muốn tại giải quốc tế U23 Cup khi phải chơi thiếu người trong phần lớn thời gian của trận đấu và nhận thất bại 0-3 trước U23 Iraq.

Vụ phát hiện 11kg ma túy: Khởi tố vụ án, trả tự do cho 04 nữ tiếp viên hàng không

(VnMedia) - Tin từ Bộ Công an cho biết: Ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả tự do cho 04 tiếp viên hàng không trong vụ việc vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam; đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án “vận chuyển trái phép chất ma tuý”.

VinaPhone khuyến nghị khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao trước giờ “G"

(VnMedia) - Chỉ còn hơn 1 tuần để những thuê bao di động nằm trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin thực hiện bổ sung, sửa đổi lại thông tin theo quy định, tránh bị gián đoạn liên lạc sau 31/3/2023.