Nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa phải tìm đến tín dụng 'đen'

14:57, 31/07/2017
|
(VnMedia) Một cuộc khảo sát thực hiện trên 2.600 doanh nghiệp cho thấy, 70% các công ty tư nhân nhỏ và vừa bắt buộc phải tìm đến thị trường tín dụng ‘đen’ để có vốn hoạt động. Điều này chỉ làm giàu thêm cho bên cho vay chứ không đem lại lợi ích gì cho các công ty và ngân hàng.
 
Sáng nay (31/7), Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (DNT) và Sáng kiến phá triển khu vực tư nhân tiểu vùng Mekong MBI (do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Úc thiết lập đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - lần thứ 2 với chủ đề “Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5.
 
Rào cản trong quy định/luật lệ khiến doanh nghiệp thiệt hại
 
Theo ông Don Lam - Thành viên sáng lập Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) và Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, niềm tin của các nhà lãnh đạo khối doanh nghiệp tư nhân tiếp tục tăng lên và trong bối cảnh khu vực tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng, đối với sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam. Điều này rất có lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khảo sát Niềm tin doanh nhân của VPSF đã chỉ ra một số rào cản quan trọng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng đang gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
 
Ông Don Lam cho hay, chỉ số niềm tin doanh nhân (CEO CI) được VPSF đánh giá trên hai khía cạnh: 1. Hiệu quả kinh doanh (67%) (dựa trên các yếu tố: lợi nhuận; Doanh thu); 2. Môi trường kinh doanh (33%) (dựa trên các yếu tố: Kế hoạch tương lai; Cơ hội bị bỏ lỡ; Hoạt động doanh nghiệp trong ngành; Tình hình kinh tế).
 
Đối tượng khảo sát của Chỉ số CEO CI là các CEO thành viên của Hội Doanh nghiệp trẻ các tỉnh, thành toàn quốc; CEO thành viên các Hiệp hội doanh nghiệp; Hiệp hội ngành nghề; thành viên Nhóm công tác VPSF . Theo đó, từ ngày 7/6 đến 21/7/2017, Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đã nhận được 245 ý kiến phản hồi. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá Chỉ số niềm tin doanh nhân 2017.
 
Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam sáng 31/7
Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam sáng 31/7
Theo cuộc khảo sát Niềm tin doanh nhân của VPSF, thời gian vừa qua Việt Nam đã rất nỗ lực để cải thiện tính hiệu quả của môi trường kinh doanh, được chứng minh bởi thứ hạng của Việt Nam trong các khảo sát của Ngân hàng thế giới cải thiện dần qua mỗi năm. Tuy nhiên, còn có rất nhiều việc cần làm.
 
Gần một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát của VPSF cho rằng, các rào cản trong quy định/luật lệ khiến doanh nghiệp của họ chịu thiệt hại bằng cách này hay cách khác. Như vậy, hệ thống các quy định chồng chéo, không rõ ràng, thiếu hiệu quả đang khiến khu vực tư nhân tốn thêm các chi phí và thời gian không chính thức, và khiến khu vực này kém cạnh tranh hơn.
 
Về tiếp cận nguồn tài chính, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vẫn trông chờ chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng, nhưng có tâm lý chung rằng đối tượng mà các ngân hàng Việt Nam ưu ái là các doanh nghiệp Nhà nước, chứ không phải là khu vực tư nhân.
 
Mặc dù thị trường vốn của Việt Nam đang mở rộng khá nhanh chóng (giúp một số công ty lớn có thể gọi vốn mà không cần đến ngân hàng), các ngân hàng vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho hầu hết các công ty địa phương.
 
Một khảo sát khác thực hiện trên 2.600 doanh nghiệp cho thấy, 70% các công ty tư nhân nhỏ và vừa bắt buộc phải tìm đến thị trường tín dụng ‘đen’ để có vốn hoạt động. Điều này chỉ làm giàu thêm cho bên cho vay chứ không đem lại lợi ích gì cho các công ty và ngân hàng.
 
Chỉ số niềm tin doanh nhân Du lịch đạt 65/100
 
Cũng theo khảo sát Niềm tin doanh nhân của VPSF trong lĩnh vực du lịch, chỉ số niềm tin doanh nhân du lịch về môi trường kinh doanh (đánh giá trên 6 yếu tố).
 
Trong đó, 1. Đánh giá về tình hình kinh tế hiện nay so với năm trước: 57% trả lời thuận lợi hơn; 2. Xu hướng của nền kinh tế trong năm tới: 60% tỷ lệ trả lời thuận lợi hơn; 3. Tình hình kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp trong ngành nghề của bạn so với năm trước: 40% trả lời thuận lợi hơn; 4. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nghề của bạn trong năm tớ, 50% trả lời thuận lợi; 5. Cơ hội bị bỏ lỡ do rào cản pháp lý: 63% trả lời không có cơ hội bị bỏ lỡ do rào cản pháp lý; 6. Kế hoạch của doanh nghiệp của bạn trong 2 năm tới: 71% tỷ lệ DN có kế hoạch mở rộng sản xuất.
 
Chỉ số niềm tin doanh nghiệp du lịch về hiệu quả hoạt động kinh doanh (đánh giá trên 4 yếu tố ) gồm: 1. Tình hình doanh thu của công ty năm 2016 so với năm 2015: 71% Bình quân gia quyền theo thang điểm 100 (tăng đáng kể, có tăng, không tăng; giảm; giảm đáng kể); 2. Dự kiến doanh thu của công ty trong năm 2017 (so với năm 2016): 75% bình quân gia quyền theo thang điểm 100 (tăng đáng kể, có tăng, không tăng; giảm; giảm đáng kể);
 
3. Lợi nhuận của công ty năm 2016 so với năm 2015: 66% Bình quân gia quyền theo  thang điểm 100 (tăng đáng kể, có tăng, không tăng; giảm; giảm đáng kể); 4. Dự kiến lợi nhuận của công ty trong năm 2017 (so với năm 2016): 62% Bình quân gia quyền theo  thang điểm 100 (tăng đáng kể, có tăng, không tăng; giảm; giảm đáng kể).
 
Cũng theo đánh giá CEO CI về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, có 76% doanh nghiệp khẳng định doanh thu tăng trong năm 2017 (con số này năm 2016 là 70%); 58% doanh nghiệp cho biết lợi nhuận tăng trong năm 2016 và 71% dự kiến lợi nhuận tăng trong năm 2017, chủ yếu là tăng 5-20%; 44% doanh nghiệp trả lời lợi nhuận tăng do đổi mới công nghệ và tăng trưởng thị trường.
 
Đánh giá CEO CI về môi trường kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho thấy, 71% dự kiến mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới; 50% doanh nghiệp cho rằng kinh doanh thuận lợi hơn trong năm 2017 (cao hơn so với tỷ lệ 40% doanh nghiệp trong năm 2016); 60% doanh nghiệp cho rằng kinh tế sẽ thuận lợi hơn trong năm tới.
 
Yến Nhi

Ý kiến bạn đọc