Sáng nay (25/5), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) với những định hướng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật quản lý nợ công.
Để bảo đảm quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, Ủy ban tài chính ngân sách (TCNS) đề nghị Dự Luật quản lý nợ công (sửa đổi) bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền quyết định và các đối tượng có liên quan trong toàn bộ quy trình huy động, thẩm định, phân bổ, quản lý, sử dụng nợ công, đặc biệt trong trường hợp sử dụng vốn vay không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.
Sáng nay (25/5), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) với những định hướng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật quản lý nợ công; xuất phát từ yêu cầu quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Cho ý kiến thẩm tra về Dự án Luật, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (TCNS) cho biết, với tính chất là đạo luật điều chỉnh nội dung phức tạp, liên quan trực tiếp đến an ninh tài chính quốc gia, Ủy ban TCNS nhận thấy, một số nội dung cần được tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh. Trong đó có nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm cần được làm rõ nét hơn.
Cụ thể, về trách nhiệm trong quản lý vay nợ, các điều tại Chương III của Dự thảo luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ,... song mới chỉ dừng ở những quy định liên quan đến nội dung công việc các cơ quan này thực hiện mà chưa phân định rõ chế độ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Để bảo đảm quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, Uỷ ban TCNS đề nghị, bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền quyết định và các đối tượng có liên quan trong toàn bộ quy trình huy động, thẩm định, phân bổ, quản lý, sử dụng nợ công, đặc biệt trong trường hợp sử dụng vốn vay không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.
Nội dung Dự thảo luật hiện quy định nhiệm vụ, quyền hạn của một số bộ, ngành trước mắt theo hướng Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Điều 20 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định khung; Điều 21 giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế,...
Cũng liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, Dự thảo luật quy định nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và quản lý bảo lãnh Chính phủ, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp đơn vị vay lại không có khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Tuy nhiên, Ủy ban TCNS đề nghị, quy định rõ trách nhiệm, chế tài, biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng vốn vay khi xảy ra sai phạm, sử dụng vốn vay không hiệu quả, vay lại song không có khả năng trả nợ,...
Theo Báo Đấu Thầu
Ý kiến bạn đọc