Khu dân cư này còn mang cái tên oan nghiệp là "xóm không chồng". Hầu hết đàn ông nơi đây chết vì những căn bệnh nan y hoặc những cái chết đột ngột bí hiểm xảy ra liên tiếp.
Kỳ 1: Con ngõ chết chóc thương tâm
Từ thị xã Phú Thọ, đi dọc đê sông Hồng 7km thì đến làng Quán Lương (xã Lương Lỗ, Thanh Ba, Phú Thọ). Những mái nhà lúp xúp ẩn hiện sau những rặng tre, những cây cổ thụ um tùm nơi bãi sông. Đầu làng, nghĩa trang Quán Lương xơ xác, hoang vắng, nằm bên triền đê, cạnh đó là những ngôi nhà hoang, đổ nát, tạo cảm giác lành lạnh.
Buổi trưa, triền đê vắng bóng người, thi thoảng những chiếc xe phóng vèo qua. Hỏi "xóm không chồng", một người phụ nữ chỉ chúng tôi ngôi mộ phía xa, có mái ngói ở chân đê, cạnh ngôi chùa Bảo Sái, và bảo đối diện ngôi mộ cổ đó chính là "xóm không chồng".
Người phụ nữ này còn bảo thêm rằng, vì khóm dân cư đó làm ngõ chiếu thẳng vào ngôi mộ cổ của họ Lê, nên đàn ông mới bị chết gần hết, còn đàn bà tất cả đều góa chồng. Người phụ nữ này còn dặn chúng tôi rằng, không nên đến khu dân cư đó vào lúc giữa trưa và nửa đêm, bởi đó là giờ bọn "quỷ" tung hoành ngang dọc, tìm cách bắt đàn ông (?!).
Theo chị, cư dân ở khu vực này đều thuộc nằm lòng điều đó và không bao giờ dám bén mảng đến khu vực "xóm không chồng" vào thời điểm "nhạy cảm" trên.
Mặc lời khuyên của người phụ nữ kia, nhà tâm linh Lê Thái Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt, Viện nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng con người, vẫn phăm phăm đi về phía con ngõ đó. Đúng như lời mô tả của người phụ nữ, ở đầu làng, con ngõ đã được làm lượn sang phía bên phải bằng một hàng gạch ở giữa ngõ, để tránh việc chiếu thẳng vào ngôi mộ cổ họ Lê ở phía bên kia đê. Cư dân trong ngõ tin rằng, những chết chóc tai ương là do con ngõ chiếu thẳng vào ngôi mộ, nên đã cải tạo.
Ngôi nhà đầu ngõ cửa đóng then cài, cổng rả xộc xệch, mặt sân lá rụng khô cong. Nhìn chiếc khóa hoen gỉ cũng biết không có người ở. Đi sâu vào trong ngõ, tôi cũng vẫn gặp cảnh cửa đóng then cài.
Thấy nhóm người lạ hí hoáy chụp ảnh, bà Nguyễn Thị K. chui ra từ gian bếp, hai mắt đỏ hoe vì khói bếp rơm rạ. Hỏi chuyện "xóm không chồng", bà K. xác nhận khu dân cư này chính là "xóm không chồng", cái tên oan nghiệt mà cư dân trong vùng dành tặng cho khóm dân cư mà bà đang sinh sống.
Bà cũng khẳng định luôn rằng, chồng bà cũng mắc bệnh rồi qua đời rất nhanh chóng, mà đến bây giờ bà vẫn không hiểu vì sao. Biết tin có nhà tâm linh từ Hà Nội lên xem xét địa thế, đo đạc từ trường, tia xạ, bà K. hồ hởi mời chúng tôi vào ngôi nhà lúp xúp giữa mảnh vườn gợi lên vẻ tan hoang.
Phóng đôi mắt lo âu ra khu vườn chuối, bà Nguyễn Thị K. trầm ngâm: "Tôi vốn ở làng cạnh, lấy chồng thì theo chồng về đây sinh sống. Ngày xưa, các cụ cũng bảo đất này dữ lắm, là đất đình, đất chùa xa xưa, nên sống ở đây yểu mạng. Nghe thì biết vậy, chứ chẳng tin, nhưng ở đây bao năm, thấy đàn ông cứ lần lượt ra đi cả thì hãi lắm. Mấy đứa con của tôi lớn lên, cho đi học, rồi tôi cấm về luôn, không dính dáng gì đến đất này nữa. Ấy thế nhưng, tôi vẫn lo lắng lắm, chẳng ngày nào được ngủ yên, ăn ngon cả".
Là người sống ở đất này đã ngót 30 năm, nên mọi chuyện sinh tử kỳ quái bà K. đều nắm được cả. Gia đình ở ngay cạnh nhà bà, là ông Bùi Văn M. và bà Nguyễn Thị T., có lẽ là thảm cảnh nhất. Đây cũng là gia đình đầu tiên đón nhận cái chết bí ẩn.
Người đầu tiên qua đời chính là ông Bùi Văn M., cách nay đã hơn 20 năm rồi. Ông M. vốn khỏe mạnh, cày cấy phăm phăm, cùng vợ nuôi đàn con khôn lớn. Thế nhưng, đùng một cái, ông M. qua đời. Bà K. cũng không hiểu rõ vì sao, chỉ nghe gia đình nói ông bị cảm, hay bị sốt rét mà chết.
Ông M. qua đời, để lại người con chung với bà T., là chị H. Bà T. còn trẻ, nên lấy ông Nguyễn Văn D., cũng ở con ngõ đó, là rổ rá cạp lại. Đau buồn thay, người con chung với chồng đầu của bà T., tức bé H., đã qua đời vì căn bệnh nhiễm trùng máu. H. qua đời khi còn quá trẻ, chưa có chồng con gì cả.
Đi bước nữa, bà T. có được hai người con trai với ông D., là anh Nguyễn Văn L, và Nguyễn Văn N. Thế nhưng, chàng trai Nguyễn Văn L. cũng yểu mạng như người chị cùng mẹ khác cha, khi chết đuối từ hồi mới 10 tuổi, do tắm ở sông Hồng bị nước cuốn chìm xuống đáy sông.
Gần đây nhất, vào năm 2011, người em trai Nguyễn Văn N., cũng qua đời vì tai nạn giao thông, khi đi làm bảo vệ ca đêm. Nghe nói, N. tự ngã, đâm vào gốc cây và qua đời, để lại vợ và 3 người con nhỏ. Chồng thứ hai của bà T., cha của hai người con trai xấu số, cũng mới qua đời vì tai biến mạch máu não.
Đại gia đình sống ở đầu con ngõ này là gia đình ông Bùi Văn Th. Đó chính là ngôi nhà bỏ hoang mà chúng tôi bắt gặp ngay khi bước vào ngõ. Đại gia đình này quả thực chết chóc thảm khốc, khi những người đàn ông chết không còn ai.
Ông Bùi Văn Th. sinh ra ở ngôi làng này, lấy thôn nữ cùng làng là bà Lê Thị T., sinh được tới 5 người còn, gồm 4 trai, 2 gái. Những người con của ông bà dù chỉ khoai sắn độn cơm, nhưng đều lớn nhanh như thổi.
Trong số những người con của ông bà, thì người con thứ 4, là Bùi Văn Q. yểu mệnh, khi đột ngột qua đời ở tuổi 18. Mọi người cũng chỉ đồn đại là Q. bị lên cơn đau tim, tím tái mặt mũi rồi chết tại nhà. Những người con khác đều bình thường. Con gái, gồm chị cả và cô út lấy chồng đi nơi khác ở, con trai được chia đất cát, rồi lấy vợ, dựng nhà ở quây quần bên nhau.
Thế nhưng, số ông Th. cũng không được thọ, khi qua đời ở tuổi 60, sau khi người con thứ 4 chết được vài năm. Mọi người bảo rằng, ông bị xơ gan cổ chướng. Ông Th. cậy mình khỏe, không chịu đi khám bệnh, nên lúc kiệt sức rồi, con cái mới đưa đi, thì bác sĩ kết luận bệnh đã quá nặng, lá gan hỏng hoàn toàn.
Bệnh viện trả về một thời gian thì ông đi theo người con thứ tư. Bà T. sốc nặng khi mất đi người chồng đầu ấp tay gối, nhưng rồi bà cũng vượt qua, vì còn đàn con, cháu đông đúc sống quanh mình, chăm sóc bà sớm hôm.
Thế nhưng, thảm họa chết chóc chưa dừng lại, khi người con thứ 3 của ông bà, là Bùi Văn B. đi theo cha, để lại người vợ trẻ và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Đến giờ, người dân trong vùng cũng không rõ anh B. chết vì nguyên nhân gì, chỉ thấy mọi người trong gia đình ấy nói rằng bị xơ gan cổ chướng, giống với bệnh của ông Th., tức bố đẻ anh B. Anh B., qua đời vào năm 2010.
Năm trước anh B. qua đời, thì năm sau, người em ruột của anh, là Bùi Văn V. cũng đột ngột qua đời, để lại người vợ trẻ và 2 con nhỏ. Cũng không ai biết chắc chắn anh V. qua đời vì bệnh gì, mà chỉ đồn rằng anh cũng bị bệnh về gan như anh và bố đẻ.
Thời điểm đó, bà Lê Thị T. tưởng như không sống nổi, vì liên tiếp rơi vào cảnh đầu bạc tiễn đầu xanh. Giỗ đầu người con trai yêu quý, là anh B. vừa xong được vài hôm, thì bà lại phải chủ trì lễ tang cho người con tiếp theo của mình.
Nhưng rồi, cũng chỉ sau cái chết của anh V. chừng 1 năm, thì người con trai cuối cùng của bà, là anh Bùi Văn Tr., trai cả trong nhà, tiếp tục qua đời đột ngột, để lại vợ và hai người con trai.
Cái chết của anh Tr. rất bí mật, trong xóm không ai biết rõ nguyên do. Anh Tr. rất khỏe mạnh, chẳng ốm đau gì, là lao động chính, quần quật làm việc nuôi hai người con trai ăn học. Sau khi anh Tr. qua đời, vợ anh đưa hai con đi mất, không ở "xóm không chồng" này nữa. Tang ma cho người con trai cuối cùng xong, thì bà Lê Thị T. cũng tạ thế. Bây giờ, đại gia đình nhà ông Th., bà T. chỉ còn 3 người con dâu và đàn cháu. Các cháu cũng đã trưởng thành, nhưng không dám về đất này ở.
Còn tiếp…
Kỳ 1: Con ngõ chết chóc thương tâm
Từ thị xã Phú Thọ, đi dọc đê sông Hồng 7km thì đến làng Quán Lương (xã Lương Lỗ, Thanh Ba, Phú Thọ). Những mái nhà lúp xúp ẩn hiện sau những rặng tre, những cây cổ thụ um tùm nơi bãi sông. Đầu làng, nghĩa trang Quán Lương xơ xác, hoang vắng, nằm bên triền đê, cạnh đó là những ngôi nhà hoang, đổ nát, tạo cảm giác lành lạnh.
Buổi trưa, triền đê vắng bóng người, thi thoảng những chiếc xe phóng vèo qua. Hỏi "xóm không chồng", một người phụ nữ chỉ chúng tôi ngôi mộ phía xa, có mái ngói ở chân đê, cạnh ngôi chùa Bảo Sái, và bảo đối diện ngôi mộ cổ đó chính là "xóm không chồng".
Người phụ nữ này còn bảo thêm rằng, vì khóm dân cư đó làm ngõ chiếu thẳng vào ngôi mộ cổ của họ Lê, nên đàn ông mới bị chết gần hết, còn đàn bà tất cả đều góa chồng. Người phụ nữ này còn dặn chúng tôi rằng, không nên đến khu dân cư đó vào lúc giữa trưa và nửa đêm, bởi đó là giờ bọn "quỷ" tung hoành ngang dọc, tìm cách bắt đàn ông (?!).
|
|
Theo chị, cư dân ở khu vực này đều thuộc nằm lòng điều đó và không bao giờ dám bén mảng đến khu vực "xóm không chồng" vào thời điểm "nhạy cảm" trên.
Mặc lời khuyên của người phụ nữ kia, nhà tâm linh Lê Thái Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt, Viện nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng con người, vẫn phăm phăm đi về phía con ngõ đó. Đúng như lời mô tả của người phụ nữ, ở đầu làng, con ngõ đã được làm lượn sang phía bên phải bằng một hàng gạch ở giữa ngõ, để tránh việc chiếu thẳng vào ngôi mộ cổ họ Lê ở phía bên kia đê. Cư dân trong ngõ tin rằng, những chết chóc tai ương là do con ngõ chiếu thẳng vào ngôi mộ, nên đã cải tạo.
Ngôi nhà đầu ngõ cửa đóng then cài, cổng rả xộc xệch, mặt sân lá rụng khô cong. Nhìn chiếc khóa hoen gỉ cũng biết không có người ở. Đi sâu vào trong ngõ, tôi cũng vẫn gặp cảnh cửa đóng then cài.
Thấy nhóm người lạ hí hoáy chụp ảnh, bà Nguyễn Thị K. chui ra từ gian bếp, hai mắt đỏ hoe vì khói bếp rơm rạ. Hỏi chuyện "xóm không chồng", bà K. xác nhận khu dân cư này chính là "xóm không chồng", cái tên oan nghiệt mà cư dân trong vùng dành tặng cho khóm dân cư mà bà đang sinh sống.
Bà cũng khẳng định luôn rằng, chồng bà cũng mắc bệnh rồi qua đời rất nhanh chóng, mà đến bây giờ bà vẫn không hiểu vì sao. Biết tin có nhà tâm linh từ Hà Nội lên xem xét địa thế, đo đạc từ trường, tia xạ, bà K. hồ hởi mời chúng tôi vào ngôi nhà lúp xúp giữa mảnh vườn gợi lên vẻ tan hoang.
|
Người dân làm ngõ lượn sang một bên để tránh chiếu thẳng vào mộ tổ họ Lê ở bên kia đường |
|
Mộ tổ họ Lê phía trong đê |
Phóng đôi mắt lo âu ra khu vườn chuối, bà Nguyễn Thị K. trầm ngâm: "Tôi vốn ở làng cạnh, lấy chồng thì theo chồng về đây sinh sống. Ngày xưa, các cụ cũng bảo đất này dữ lắm, là đất đình, đất chùa xa xưa, nên sống ở đây yểu mạng. Nghe thì biết vậy, chứ chẳng tin, nhưng ở đây bao năm, thấy đàn ông cứ lần lượt ra đi cả thì hãi lắm. Mấy đứa con của tôi lớn lên, cho đi học, rồi tôi cấm về luôn, không dính dáng gì đến đất này nữa. Ấy thế nhưng, tôi vẫn lo lắng lắm, chẳng ngày nào được ngủ yên, ăn ngon cả".
Là người sống ở đất này đã ngót 30 năm, nên mọi chuyện sinh tử kỳ quái bà K. đều nắm được cả. Gia đình ở ngay cạnh nhà bà, là ông Bùi Văn M. và bà Nguyễn Thị T., có lẽ là thảm cảnh nhất. Đây cũng là gia đình đầu tiên đón nhận cái chết bí ẩn.
Người đầu tiên qua đời chính là ông Bùi Văn M., cách nay đã hơn 20 năm rồi. Ông M. vốn khỏe mạnh, cày cấy phăm phăm, cùng vợ nuôi đàn con khôn lớn. Thế nhưng, đùng một cái, ông M. qua đời. Bà K. cũng không hiểu rõ vì sao, chỉ nghe gia đình nói ông bị cảm, hay bị sốt rét mà chết.
Ông M. qua đời, để lại người con chung với bà T., là chị H. Bà T. còn trẻ, nên lấy ông Nguyễn Văn D., cũng ở con ngõ đó, là rổ rá cạp lại. Đau buồn thay, người con chung với chồng đầu của bà T., tức bé H., đã qua đời vì căn bệnh nhiễm trùng máu. H. qua đời khi còn quá trẻ, chưa có chồng con gì cả.
Đi bước nữa, bà T. có được hai người con trai với ông D., là anh Nguyễn Văn L, và Nguyễn Văn N. Thế nhưng, chàng trai Nguyễn Văn L. cũng yểu mạng như người chị cùng mẹ khác cha, khi chết đuối từ hồi mới 10 tuổi, do tắm ở sông Hồng bị nước cuốn chìm xuống đáy sông.
Gần đây nhất, vào năm 2011, người em trai Nguyễn Văn N., cũng qua đời vì tai nạn giao thông, khi đi làm bảo vệ ca đêm. Nghe nói, N. tự ngã, đâm vào gốc cây và qua đời, để lại vợ và 3 người con nhỏ. Chồng thứ hai của bà T., cha của hai người con trai xấu số, cũng mới qua đời vì tai biến mạch máu não.
Đại gia đình sống ở đầu con ngõ này là gia đình ông Bùi Văn Th. Đó chính là ngôi nhà bỏ hoang mà chúng tôi bắt gặp ngay khi bước vào ngõ. Đại gia đình này quả thực chết chóc thảm khốc, khi những người đàn ông chết không còn ai.
|
Nhà cửa trong ngõ bỏ hoang, nhiều người bỏ đi nơi khác |
Ông Bùi Văn Th. sinh ra ở ngôi làng này, lấy thôn nữ cùng làng là bà Lê Thị T., sinh được tới 5 người còn, gồm 4 trai, 2 gái. Những người con của ông bà dù chỉ khoai sắn độn cơm, nhưng đều lớn nhanh như thổi.
Trong số những người con của ông bà, thì người con thứ 4, là Bùi Văn Q. yểu mệnh, khi đột ngột qua đời ở tuổi 18. Mọi người cũng chỉ đồn đại là Q. bị lên cơn đau tim, tím tái mặt mũi rồi chết tại nhà. Những người con khác đều bình thường. Con gái, gồm chị cả và cô út lấy chồng đi nơi khác ở, con trai được chia đất cát, rồi lấy vợ, dựng nhà ở quây quần bên nhau.
Thế nhưng, số ông Th. cũng không được thọ, khi qua đời ở tuổi 60, sau khi người con thứ 4 chết được vài năm. Mọi người bảo rằng, ông bị xơ gan cổ chướng. Ông Th. cậy mình khỏe, không chịu đi khám bệnh, nên lúc kiệt sức rồi, con cái mới đưa đi, thì bác sĩ kết luận bệnh đã quá nặng, lá gan hỏng hoàn toàn.
Bệnh viện trả về một thời gian thì ông đi theo người con thứ tư. Bà T. sốc nặng khi mất đi người chồng đầu ấp tay gối, nhưng rồi bà cũng vượt qua, vì còn đàn con, cháu đông đúc sống quanh mình, chăm sóc bà sớm hôm.
Thế nhưng, thảm họa chết chóc chưa dừng lại, khi người con thứ 3 của ông bà, là Bùi Văn B. đi theo cha, để lại người vợ trẻ và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Đến giờ, người dân trong vùng cũng không rõ anh B. chết vì nguyên nhân gì, chỉ thấy mọi người trong gia đình ấy nói rằng bị xơ gan cổ chướng, giống với bệnh của ông Th., tức bố đẻ anh B. Anh B., qua đời vào năm 2010.
Năm trước anh B. qua đời, thì năm sau, người em ruột của anh, là Bùi Văn V. cũng đột ngột qua đời, để lại người vợ trẻ và 2 con nhỏ. Cũng không ai biết chắc chắn anh V. qua đời vì bệnh gì, mà chỉ đồn rằng anh cũng bị bệnh về gan như anh và bố đẻ.
Thời điểm đó, bà Lê Thị T. tưởng như không sống nổi, vì liên tiếp rơi vào cảnh đầu bạc tiễn đầu xanh. Giỗ đầu người con trai yêu quý, là anh B. vừa xong được vài hôm, thì bà lại phải chủ trì lễ tang cho người con tiếp theo của mình.
Nhưng rồi, cũng chỉ sau cái chết của anh V. chừng 1 năm, thì người con trai cuối cùng của bà, là anh Bùi Văn Tr., trai cả trong nhà, tiếp tục qua đời đột ngột, để lại vợ và hai người con trai.
Cái chết của anh Tr. rất bí mật, trong xóm không ai biết rõ nguyên do. Anh Tr. rất khỏe mạnh, chẳng ốm đau gì, là lao động chính, quần quật làm việc nuôi hai người con trai ăn học. Sau khi anh Tr. qua đời, vợ anh đưa hai con đi mất, không ở "xóm không chồng" này nữa. Tang ma cho người con trai cuối cùng xong, thì bà Lê Thị T. cũng tạ thế. Bây giờ, đại gia đình nhà ông Th., bà T. chỉ còn 3 người con dâu và đàn cháu. Các cháu cũng đã trưởng thành, nhưng không dám về đất này ở.
Còn tiếp…
(Theo VTC News)
Ý kiến bạn đọc