(VnMedia) - Là con sông chứa nước thải của Hà Nội nên sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng từ nhiều năm nay. Vậy nhưng, trên nhiều đoạn sông bốc mùi hôi thối này vẫn được dùng để trồng rau muống.
>> Báo động Sông Nhuệ nhiễm độc nặng
Sông Nhuệ có chiều dài 70km, điểm bắt đầu từ cống Liên Mạc lấy nước từ sông Hồng, đoạn qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và điểm kết thúc tại cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy và sông Châu Giang. Sông Nhuệ là trong bốn kênh tiêu thoát nước quan trọng nhất của thành phố Hà Nội.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện sông Nhuệ đang phải hứng chịu nguồn nước thải từ 700 đầu mối đổ vào với khối lượng 400 nghìn m3 /ngày. Hàm lượng BOD và COD trên sông Nhuệ lớn gấp 3-5 lần so với tiếu chuẩn cho phép loại B đối với nước mặt là nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Báo động tình trạng làm chết dòng sông.
Kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Nhuệ năm 2014 cho thấy các chỉ COD, BODA, NH4+, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, hàm lượng kim loại nặng đã vượt nhiều lần cho phép |
|
Bùn đen và các tạp chất bẩn quấn quanh ven sông |
|
|
|
Theo phản ánh của nhiều người dân sinh sống cạnh dòng sông Nhuệ (đoạn chảy qua xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam) có thể nhận thấy mức độ ô nhiễm nặng của Sông Nhuệ đến mức, toàn bộ số rau muống, củ quả mà người dân trông trên ruộng đã bị thối rữa do hàng ngày họ vẫn lấy nước sông Nhuệ để tưới rau. |
|
|
Theo báo cáo Trường Đại học Y tế công cộng, Cục An toàn thực phẩm và Viện Chăn nuôi quốc tế thì tỷ lệ nhiễm chì và Cadimi (Cd) của cá rô phi khai thác tại đây lần lượt là 100% và 96,3%. Tuy nhiên, hàm lượng Pb và Cd trong mẫu rau muống và cá rô phi đều nằm trong mức cho phép của Bộ Y tế |
|
Trên Sông Nhuệ hiện không có bất kỳ loại cá nào có thể sống. Ngoại trừ loại các rửa bể, cá rô phi. Tuy nhiên, người dân sống tại đây cho biết, họ chỉ dùng loại cá này để làm thức ăn cho gia súc. |
Ý kiến bạn đọc