Nửa thế kỷ thu hẹp khoảng cách số của một mái trường vùng cao

13:28, 08/04/2015
|

(VnMedia) - Sáng  7/4, tại UBND tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ bàn giao Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin (BCVT và CNTT) Miền núi từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) về UBND tỉnh Thái Nguyên. Trường Trung học BCVT-CNTT Miền núi, tiền thân là Trường Công nhân Bưu điện Miền núi, là một địa chỉ đào tạo về lĩnh vực BCVT-CNTT có bề dày truyền thống hơn 50 năm.

VNPT chuyển giao Trường trung học BCVT và CNTT Miền núi

Ngôi trường “rút ngắn khoảng cách” vùng núi và miền xuôi

Thực tế, sự phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo rất cao, không chỉ lao động có trình độ đại học, cao đẳng mà đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cũng đang rất thiếu thốn, cấp bách. Việc nhà trường được mang tên mới, không đơn thuần chỉ là một sự thay đổi tên gọi mà đó là một bước phát triển quan trọng đối với sự phát triển nguồn nhân lực BCVT-CNTT tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Kể từ ngày thành lập ( 26/5/1965) đến nay, nhà trường đã trải qua 3 lần xây dựng trường lớp, thay đổi tên gọi và cũng 3 lần thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo. Nhìn lại hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ trung cấp, công nhân kỹ thuật - nghiệp vụ mà Ngành giao cho, góp phần vào sự phát triển của ngành và đất nước. Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, nhà trường đã đào tạo được hơn 2400 công nhân kỹ thuật- nghiệp vụ, bối dưỡng ngắn hạn, ôn tập, thi nâng bậc cho trên 34.000 công nhân Bưu điện 11 tỉnh vùng núi Bắc Bộ; thực hiện mô hình đào tạo mới và đa dạng hoá các loại hình học tập từ chính quy đến mở rộng, nâng bậc nghề đến bổ túc văn hoá cho con em các dân tộc ít người chưa học hết chương trình phổ thông… Ngành Bưu điện lâu nay được đánh giá cao trong việc nối liền và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trong thành tích chung của Ngành, Trường BCVT-CNTT Miền núi cũng đã có đóng góp một phần không nhỏ.


 

Ảnh minh họa



Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975), đầu mùa thu 1965, cán bộ, giáo viên, công nhân viên cùng học sinh khoá đầu tiên tới trường và bắt tay vào lao đọng xây dựng mái trường đầu tiên. Nêu cao tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, khắc phục mọi khó khăn gian khổ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, kịp thời khai giảng năm học đầu tiên của nhà trường vào ngày 16/12/1965. Sau gần 4 năm xây dựng và phát triển, theo Quyết định số 804/QĐ ngày 09/10/1970 của Tổng cục Bưu điện, hai trường Trung học Truyền thanh Việt Bắc và Tây Bắc (thành lập 1968), sát nhập thành trường Trung học Bưu điện Miền núi. Đến năm 1973, tại nơi sơ tán ở Bắc Kạn, Nhà trường đã vận chuyển hàng trăm tấn thiết bị dạy học, khai thác hàng vạn cây nứa và gỗ, xây dựng được 6080 m2 nhà tranh tre nứa lá, đào đắp hàng ngàn mét giao thông hào, hàng trăm hầm trú ẩn, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ… đảm bảo những yêu cầu cơ bàn của một trường Dạy nghề cho hàng ngàn học sinh qua 9 khoá đào tạo.

Trong 4 kháo đào tạo đầu tiên, theo chỉ đạo của Ngành và sự chuẩn bị của Nhà nước, công tác đào tạo chủ yêu cho các ngành nghề thộc hai ngành Vô tuyến và Hữu tuyến, đến năm 1969 có thêm ngành Khai thác Bưu điện. Những năm đầu nhà trường còn có nhiệm vụ Quốc tế là đào tạo 162 học sinh là con em các cán bộ Lào. Trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị học tập, các thầy cô giáo đã phát huy tinh thần tự lực, sáng tạo, làm được nhiều mô hình phục vụ day học. Đặc biệt được ngành giúp đỡ, Nhà trường đã chỉ đạo biên soạn các giáo trình, đề cương bài giảng cho phù hợp góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Các phong trào thi đua yêu nước luôn được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tích trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Nhà trường.

Bước phát triển của nhà trường trong 10 năm đầu đã đáp ứng cả về số lượng và chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ cho Bưu điện các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, phục vụ chiến đấu và chiến đấu trên các chiến trường từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Với các thành tích trên Nhà trường đã nhận được nhiều Bằng khen của Tỉnh, của cơ quan Quân sự các cấp, của Tổng cục Bưu điện và Nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước, trong điều kiện lịch sử mới Nhà trường vừa phát huy những thuận lợi, đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo tại Sơn Cẩm. Đáp ứng yêu cầu của Ngành và của Đất nước, theo quyết định của Ngành từ năm 1978 đến 1980 mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao (3/7).

Trong 10 năm (1976-1986), Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đào tạo hơn 1200 cán bộ Trung cấp Bưu điện và công nhân kỹ thuật bậc cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục củng cố quốc phòng sau chiến tranh; với những thành tích trên Nhà trường đã được tỉnh Bắc Thái (cũ), Tổng cục Bưu điện, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp tặng Bằng khen, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được biệt được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Xét yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ, công nhân Bưu điện trong giai đoạn mới, ngày 28/6/1986 Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông  Việt Nam đã ra Quyết định số 847/QĐ, Trường trung học Bưu điện Miền núi được đổi tên thành Trường Công nhân Bưu điện Miền núi. Từ năm 1986 Nhà trường đã khởi công cải tạo trên 4000 m2 nhà cửa bao gồm các công trình lớp học và xưởng thực hành, sửa chữa nâng cấp hơn 1000 m2 các công trình như: Thư viện, Nhà ăn; Nhà ở tập thể của cán bộ, giáo viên và học sinh… Trong 5 năm (1986 - 1990) Trường đã đào tạo được 1750 học sinh theo học các lớp, các nghề… Với các thành tích trên, Nhà trường đã được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp tặng Bằng khen, được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương Chiến công hạng Ba.

Thành tích của Nhà trường trong 15 năm thực hiện đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo (1991 - 2005), Thực hiện Quyết định số 2051/QĐ – TCCB ngày 01/12/1991 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông  Việt Nam về nhiệm vụ của Trường, Nhà trường đã thực hiện mô hình đổi mới, từng bước hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.


 

Ảnh minh họa



Ngày 03/3/2006, Trường công nhân Bưu điện miền núi tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin miền núi. Trường Công nhân Bưu điện miền núi từ trường Trung học Bưu điện Truyền thanh Việt Bắc được thành lập vào ngày 26/5/1965 theo quyết định số 275/QĐ-TCBĐ, 50 năm qua trong bất kỳ hoàn cảnh nào Trường  cũng đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Ngành giao cho: Đào tạo cán bộ Trung cấp, công nhân kỹ thuật nghiệm vụ và các loại hình đào tạo khác góp phần quan trọng vào bước tiến của Ngành và sự phát triển của đất nước.

Việc đổi tên thành trường Trung học BCVT-CNTT Miền núi là niềm phấn khởi nhưng đồng thời cũng là một thách thức to lớn đặt ra cho toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường. Phát huy truyền thống của một đơn vị anh hùng, (01 Huân chương Lao động hạng Nhì; 03 Huân chưong Lao động hạng Ba; danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân…) nhà trường đang nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập; đổi mới toàn diện theo mô hình trường Trung học nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ để khẳng định được uy tín và thương hiệu của một cơ sở đào tạo về lĩnh vực BCVT và CNTT thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Ngày 7/4 vừa qua, phát biểu tại Lễ bàn giao về tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Trần Mạnh Hùng cho rằng, “Đạo lý uống nước nhớ nguồn đã là truyền thống vẻ vang của ngành Bưu điện, của VNPT trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của VNPT và Trường Trung học BCVT và CNTT Miền núi. Sau buổi lễ bàn giao ngày hôm nay, có thể ai đó trong chúng ta còn băn khoăn về những gì đã qua, những gì sẽ tới, song tôi tin tưởng rằng, cá nhân mỗi chúng ta, Lãnh đạo hay CBCNV của VNPT hay của Nhà trường đều có quyền tự hào về những gì đã làm, đã dành cho Trường Trung học BCVT và CNTT Miền núi, cho sự phát triển chung của VNPT, cho ngành Bưu điện và đất nước”.


Thảo Hoàng

Ý kiến bạn đọc