Những kiểu chống gian lận thi cử kỳ quặc nhất thế giới

13:36, 20/04/2015
|

Gian lận trong thi cử luôn là vấn đề làm đau đầu những người hoạt động trong ngành giáo dục. Nhiều phương án giải quyết được đưa ra, trong đó có không ít những hình thức thi kỳ quặc.

Đội “mũ bảo hiểm giấy”

Ảnh minh họa
 

Năm 2013, tạp chí Telegraph đăng tải bài báo nói rằng trường Đại học Kasetart Bangkok, Thái Lan yêu cầu sinh viên của mình đội những chiếc “mũ bảo hiểm chống gian lận” làm bằng bìa các tông hết sức “thô sơ” trong các kỳ thi giữa và cuối kỳ. Bức ảnh minh hoạ trong bài, ban đầu vốn được ai đó post lên trang Facebook của trường, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp cộng đồng mạng.

Nhà trường sau đó đã nhanh chóng lên tiếng giải thích rằng thực chất buổi thi hôm đó giáo viên và tập thể lớp đã cùng nhau thảo luận cách thức chống gian lận và cùng biểu quyết cho phương án “đội mũ bảo hiểm” này. Không sinh viên nào bị ép buộc phải làm vậy, các em đều tự nguyện và đa số cảm thấy vô cùng thú vị và thư giãn hơn trong quá trình thi.

Có lẽ vì vậy mà hình thức thi này bắt đầu được “học hỏi” bởi các trường học khác ở Thái Lan với nhiều “phiên bản biến tấu” của chiếc hộp bìa các tông.

Thi giữa sân trường

Ngày 11/4 vừa qua, hơn 1.700 học sinh một trường trung học thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã phải ngồi dưới sân trường nắng nóng để làm bài kiểm tra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hình thức thi này đã từng được không ít trường học ở Trung Quốc áp dụng trước đó, với quan điểm cho rằng đây là cách tốt nhất để quan sát rõ nhất cử nhất động của thí sinh.

Chẳng hạn như trong một kỳ thi của trường Cao đẳng Shaanxi Sanhe, hơn 3800 thí sinh cũng phải ngồi giữa sân trường làm bài thi dưới sự giám sát của 80 giám thị ngồi trên thang, sử dụng ống nhòm hoặc máy ảnh có độ phân giải cực nét.

Dùng camera giám sát

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, áp dụng phương pháp chống gian lận “cao cấp” nhất phải kể đến Gaokao- kỳ thi tuyển sinh Đại học quốc gia Trung Quốc, một trong những kỳ thi được xem là áp lực nhất thế giới.

Với ý nghĩa “một mất một còn” trong đời, nhiều thí sinh không từ mọi thủ đoạn để gian lận, dẫn đến việc Chính phủ Trung Quốc phải đầu tư một hệ thống camera giám sát chuyên nghiệp và máy dò sóng thiết bị điện tử để ngăn chặn việc liên lạc với bên ngoài bằng tai nghe không dây, radio 2 chiều...


Theo Dân trí

Ý kiến bạn đọc