(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị quyết định đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
>> Trình Quốc hội xây sân bay quốc tế Long Thành
>> Huy động mọi nguồn lực xây sân bay Long Thành
>> Sân bay Long Thành có gì đặc biệt nổi trội?
>> Đề xuất làm trước 1 đường cất cánh sân bay Long Thành
> > Sẽ chuyển 80% chuyến bay quốc tế về Long Thành
>> "Xây sân bay Long Thành là phí nếu vẫn dùng Tân Sơn Nhất"
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc xây dựng Dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ GTVT về báo cáo Bộ Chính trị việc đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Thủ tướng thông qua nội dung báo cáo Bộ Chính trị về việc đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành như đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ GTVT; kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư giai đoạn 1 của dự án; đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ giao Ban cán sự đảng Bộ GTVT thừa ủy quyền Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định về việc đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Phối cảnh một góc của Sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: Chinhphu |
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, sở dĩ có việc giảm tổng mức đầu tư trên là do sau khi được đưa ra rà soát và tính toán lại chi tiết hơn trên nguyên tắc áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự đã và đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực, giá trị khái toán rà soát của Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chỉ còn 15,8 tỷ USD; trong đó giai đoạn 1 là 5,2 tỷ USD (tương đương khoảng 109.970 tỷ đồng). Trước đó, con số tương ứng đưa ra là 18,7 tỷ USD cho cả 3 giai đoạn và 7,8 tỷ USD (tương đương khoảng 164.589 tỷ đồng) cho riêng giai đoạn 1.
Cụ thể, khái toán chi phí đầu tư giai đoạn 1 của Dự án sau khi rà soát lại quy mô đầu tư và đơn giá tương đương khoảng 109.970 tỷ đồng (giảm 54.618 tỷ đồng). Trong số này, dự kiến vốn ngân sách nhà nước ước tính 12.149 tỷ đồng (chiếm 11,1% tổng mức đầu tư Dự án) dành cho GPMB, tái định cư, xây dựng các công trình cho các cơ quan quản lý nhà nước... Vốn ODA ước tính 29.177 tỷ đồng (chiếm 26,5%), dự kiến dành cho khu bay. Vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước ước tính 68.644 tỷ đồng (chiếm 62,4%) đầu tư các công trình có khả năng thu hồi vốn cao như nhà ga, các công trình thương mại...
Phân kỳ đầu tư hợp lý hơn sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ quyết định chỉ xây dựng 1 đường hạ cất cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu khách/năm trong giai đoạn 1.
Giai đoạn 2, sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng đường hạ cất cánh số 2 độc lập, cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đáp ứng công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn sau cùng, sẽ hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm theo mục tiêu quy hoạch.
Theo Bộ Giao thông vận tải, lý do cần phải xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay đã đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải, đồng thời hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam...
Ý kiến bạn đọc