Từ sách giáo khoa cho tới truyện lịch sử đều có những lỗi sai, cách đặt vấn đề gây tranh cãi trong dư luận thời gian vừa qua.
Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?
Một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên băn khoăn.
|
Đoạn trích dẫn tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5. |
Cụ thể, trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế” ở phần 1 đưa ra 2 câu hỏi (a và b) là: “Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết”.
Đoạn trích nói trên đã trở thành chủ đề bàn luận trong nhiều ngày gần đây. Không ít người cho rằng, việc lựa chọn đoạn trích dẫn tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của nhà văn Nguyễn Đình Thi vào sách khiến học sinh dễ hiểu nhầm về truyền thuyết Thánh Gióng.
Truyện tranh Hai Bà Trưng thua trận vì quân Mã Viện cởi quần
Cuốn truyện tranh “Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh” được xuất bản phỏng theo tác phẩm dự thi cuộc thi “Biên soạn truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa lịch sử hiện hành” cũng là một trong những ấn phẩm gây tranh cãi.
|
Hình ảnh trong cuốn truyện tranh “Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh” đoạn miêu tả trận chiến của Hai Bà Trưng. |
Cuốn sách có nội dung phản cảm khi cho rằng Hai Bà Trưng thua trận vì quân Mã Viện cởi quần:
“Thấy khí thế Hai Bà Trưng quật cường, khó bề thắng, Mã Viện liền hạ kế bắt quân sỹ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của Hai Bà trông thấy rất xấu hổ, ngượng ngùng quay đi, nhuệ khí vì thế mà suy giảm rất nhiều. Lợi dụng tình hình đó, Mã Viện thúc quân xông lên làm cho quân Hai Bà phải thua. Trưng Vương buộc phải rút quân về giữ Cấm Khê (nay thuộc Vĩnh Phúc). Lực lượng quân Mã Viện quá lớn, lại giở trò quỷ quyệt khiến các đội nữ binh phải bỏ chạy. Mã Viện thừa thế xua quân truy đuổi ráo riết…”.
Theo các chuyên gia lịch sử nhận định rằng từ trước tới nay chưa từng có thông tin quân Mã Viện cởi truồng khi giao chiến với quân của Hai Bà Trưng trong bất cứ một tài liệu lịch sử nào.
Sách về danh tướng dùng tranh minh họa cẩu thả
Sách “Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc” ra mắt báo giới hôm 5/12 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sách do NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản.
|
Nữ tướng Bùi Thị Xuân được minh họa bằng tranh theo phong cách truyện tranh hiện đại (Sách “Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc”). |
Với mục đích khắc họa có hệ thống những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc, cuốn sách mang tới những thông tin và hình ảnh về gần 50 vị tướng nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, phần tranh minh họa sách cho thấy sự tùy tiện, cẩu thả trong quá trình thực hiện của nhóm biên soạn.
Trừ 12 vị tướng thời hiện đại có ảnh chụp tham khảo, còn lại, cuốn sách đưa ra nhiều bức tranh minh họa không thống nhất: Có bức vẽ theo phong cách manga, có bức vẽ nét đen trắng có những bức vẽ chẳng khác nào nhân vật trong game của Trung Quốc…
Do có quá nhiều hình ảnh minh họa không phù hợp, cuốn sách đã gây rất nhiều tranh cãi. Hiện nay, Cục Xuất bản đã yêu cầu thu hồi cuốn sách và có hình thức xử phạt với Nhà xuất bản.
Biến thể của bài thơ “Thương ông”
Bài thơ "Thương ông" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2, tập 1 đang gây xôn xao dư luận khi nhiều phụ huynh phát hiện bị cắt nối khác bản gốc và cả đoạn trích đã quen thuộc với bao thế hệ học sinh.
|
Những vần thơ mới khiến nhiều người bức xúc vì biên tập đã tự ý cắt ghép là không tôn trọng tác giả. |
Từ điển Tiếng Việt gây sốc
Cuốn "Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh" của tác giả Vũ Chất (gắn mác Nhà xuấn bản Trẻ) gây sốc vì nhiều từ ngữ được diễn giải bất hợp lý, thậm chí thô tục.
|
Một trong những phần giải nghĩa bất hợp lý của cuốn từ điển dành cho học sinh. |
Cuốn từ điển có nhiều chỗ giải nghĩa sai lệch bản chất từ ngữ. Ví dụ: từ Quản giáo được giải thích là: "Người coi một giáo đường hay tu viện"; Tao đàn là "Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ"; Tù trưởng là "người đứng đầu trông coi tội nhân"...
Chuyên gia ngôn ngữ nhận định không chỉ việc chọn hệ thống từ ngữ đưa vào cuốn từ điển chưa được cẩn thận mà việc giải thích một số từ lại đơn giản đến mức ngô nghê. Thậm chí, nhiều từ giải thích theo kiểu cộng gộp nghĩa một cách cơ học.
Sau khi nhận được phản hồi từ dư luận và báo chí, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã có quyết định thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách này.
Ý kiến bạn đọc