Nguyên nhân sập giàn giáo đường sắt Cát Linh–Hà Đông

07:01, 29/12/2014
|

(VnMedia) - Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, từ hiện trường vụ sập giàn giáo cho thấy, lượng bê tông được đổ vào dầm sắt chỉ được đổ duy nhất vào bên phải đã dẫn đến giàn giáo bị dịch chuyển, mất khả năng chịu lực dẫn đến đổ sập.

>> Vụ sập giàn giáo: Đình chỉ công tác hàng loạt cá nhân
>> Sập giàn giáo tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
>> Thứ trưởng Bộ Giao thông: "Sự cố đã xảy ra một số lần"
>> Chậm tiến độ, dự án gây nhiều phiền hà cho dân
>> Vụ sắt rơi chết người: Phải xử lý hình sự  
>> V
ụ sắt rơi chết người: Đề nghị kỷ luật Chủ tịch Cienco 1
>> N guyên nhân rơi sắt khiến một người chết  
>>
"Liều mạng" qua các con đường "tử thần" ở Thủ đô
>> Công an vào cuộc điều tra vụ rơi sắt làm chết người
>> Vụ sắt rơi chết người: Dừng thi công, kiểm tra an toàn
>> Sắt thi công đường sắt trên cao rơi, một người chết            

Như đã đưa tin, vào lúc 4 giờ sáng ngày 28/12, tại ga bến xe Hà Đông, khi công nhân đang đổ bê tông xà mũ trụ H7 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) thì bất ngờ giàn giáo đổ sập.

Đáng chú ý thời điểm xảy ra tai nạn, một chiếc taxi chở theo 4 người khi lưu thông qua gầm gàn giáo công trình đã bị đè bẹp. May mắn cả 4 người đều được cứu hộ kịp thời và thoát nạn. 

Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, đơn vị thi công, Tổng thầu và Tư vấn giám sát cùng các bên có liên quan tiến hành xử lý ngay hiện trường để tìm nguyên nhân, khắc phục sự cố; phối hợp với cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông phân luồng cho người dân đi lại đồng thời khẩn trương thu dọn hiện trường để đảm bảo giao thông. Sau đó ít giờ người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định đình chỉ công tác hàng loạt tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ảnh minh họa

Hiện trường vụ sập giàn giáo dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sáng ngày 28/12.

Xung quanh vụ tai nạn này, chiều ngày 28/12, trao đổi về nguyên nhân của vụ tai nạn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, nguyên nhân ban đầu có thể do đơn vị thi công đã đổ lệch bê tông tươi vào dầm trụ sắt khiến dầm bị lệch.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trụ nhà ga đường sắt có hình chữ T, theo nguyên lý việc đổ bê tông vào dầm phải được đổ đồng loạt tại hai bên hoặc đổ ở giữa trụ. Tuy nhiên, từ hiện trường vụ sập giàn giáo cho thấy, lượng bê tông được đổ vào dầm sắt chỉ được đổ duy nhất vào bên phải đã dẫn đến giàn giáo bị dịch chuyển, mất khả năng chịu lực dẫn đến đổ sập.

  Ảnh minh họa

  Việc công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa thi công vừa phục vụ đi lại đã không ít lần gây tai nạn cho người tham gia giao thông ở Thủ đô.

Đây là lần thứ 2 công trình đường sắt trên cao này gây ra sự cố nghiêm trọng với người tham gia giao thông. Cách đây hơn một tháng, ngày 6/11 vừa qua, trong lúc đang thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, 2 thanh sắt xoắn đã bất ngờ rơi từ trên cao xuống đường Nguyễn Trãi, gây tai nạn cho chủ nhân hai chiếc xe máy đang lưu thông khiến một người tử vong tại chỗ và hai người khác bị thương.

Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu tạm dừng thi công, rà soát lại toàn bộ công tác đảm bảo an toàn giao thông của công trình. Đến cuối tháng 11 vừa qua, sau thời gian tạm dừng thi công để rà soát, kiểm tra an toàn giao thông và an toàn lao động, vệ sinh môi trường, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản chấp thuận cho phép triển khai thi công một số hạng mục Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Tuy nhiên, vừa mới được cấp phép thi công trở lại không lâu, việc thi công trên tuyến đường sắt này lại gặp sự cố đe dọa sự an toàn của người tham gia giao thông.

Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13km. Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh-Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.

Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, có chiều dài toàn tuyến 13,5km với 12 ga. Tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại-Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.

Theo yêu cầu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, đến tháng 10/2015 phải đưa dự án vào chạy thử, để đến ngày 31/12/2015 phải đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác thương mại.


Tùng Nguyễn

Ý kiến bạn đọc