Chủ đầu tư dự án chợ Thành Công lên tiếng

15:36, 24/10/2014
|

(VnMedia) - Sau hơn 1 tuần xảy ra sự việc bà con tiểu thương chợ Thành Công phản ứng việc khoan thăm dò địa chất, chuẩn bị xây dựng lại chợ Thành Công thành Chợ - Trung tâm thương mại, VnMedia đã có cuộc trao đổi với bà Vương Bích Thu, phụ trách đối ngoại Công ty Liên doanh Decotech T&M Việt Nam, Chủ đầu tư dự án.

>>
90 tuổi, chống gậy trắng đêm "giữ" chợ
>>Chợ cóc tấp nập "trêu ngươi" siêu thị hiện đại
>>Xây 1000 siêu thị: Hà Nội khuyến khích dùng hàng ngoại?
>>Hà Nội dừng phá chợ xây trung tâm thương mại
>>Hà Nội xem lại việc chuyển chợ thành siêu thị
>>Những "dấu hỏi" cho bản Quy hoạch chợ Hà Nội
>>Quản lý chợ Hà Nội, học gì từ các nước?
>>Chuyển đổi chợ: Bài học thành công từ Đồng Xuân, Bến Thành
>>Phá chợ xây siêu thị là "phú quý giật lùi"!?
>>"Mẹ tôi 90 tuổi vẫn thiết tha chống gậy ra chợ"
>>Phải có mặc cả, trả giá mới là… chợ!
>>Xóa chợ, người Hà Nội mua bán ở đâu?
>>Hà Nội sẽ không còn chợ?

- Thưa bà, xin bà cho biết dự án chuyển đổi chợ Thành Công được phê duyệt từ bao giờ?
 
- Sau khi các bước về đấu thầu dự án được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, UBND quận Ba Đình đã phê duyệt kết quả đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đầu tư dự án Chợ - Trung tâm thương mại Thành Công là Công ty Liên doanh Decotech T&M Việt Nam vào ngày 27/3/2012.

- Vậy theo quyết định phê duyệt đó thì thời hạn khởi công và hoàn thành dự án là như thế nào, thưa bà?

Để xây dựng được chợ thì bắt buộc phải có vị trí đất để làm chợ tạm. Chính vì vậy, chỉ đến khi UBND Thành phố, UBND quận xác định vị trí cho làm chợ tạm, chuyển bà con ra chợ tạm thì mới xác định được các công việc tiếp theo là xây dựng lại chợ hiện nay thành Chợ - Trung tâm thương mại Thành Công.
 
- Khi Công ty được phê duyệt là đơn vị trúng thầu dự án, UBND quận có yêu cầu là Chủ đầu tư phải có thỏa thuận với các tiểu thương cũng như những người dân xung quanh khu vực - chủ thể chịu tác động của dự án, trước khi tiến hành các công việc liên quan đến dự án hay không?
 
Ở chợ Thành Công, các tiểu thương là những người đang ký hợp đồng thuê kinh doanh tại chợ 1 năm 1 lần và cơ quan quản lý đất chợ là UBND quận Ba Đình. Chợ không phải là nhà riêng của các tiểu thương, và những tiểu thương đó cũng không phải là chủ sổ đỏ. Chính vì vậy, khi nào UBND quận Ba Đình thống nhất được phương án thiết kế, được UBND Thành phố phê duyệt thì lúc đó UBND quận mới thông báo cho bà con chứ không phải là Chủ đầu tư thông báo, bởi hiện nay bà con tiểu thương đang ký hợp đồng với Ban quản lý chợ, mà Ban quản lý này cũng trực thuộc UBND quận Ba Đình.
 
Chủ trương xây dựng lại chợ là chủ trương của UBND Thành phố để làm cho chợ Thành Công văn minh sạch sẽ hơn, khi mà chợ đã xuống cấp quá mức nhưng nhà nước lại không dành ngân sách để đầu tư cho những việc đó. Việc kêu gọi xã hội hóa được hực hiện một cách công khai minh bạch chứ không phải chỉ định thầu.
 
- Như vậy có nghĩa là việc quyết định xây dựng lại chợ Thành Công không cần phải hỏi ý kiến tiểu thương?
 
Đến khi nào trao đổi với bà con và nội dung trao đổi như thế nào sẽ do UBND quận quyết định. Chỉ khi nào phương án xây lại chợ được phê duyệt thì lúc đó chủ đầu tư chúng tôi mới được tiếp xúc, làm việc với bà con.

 Ảnh minh họa

 Bà con tiểu thương chợ Thành Công lo lắng, thức đêm "canh" chợ - ảnh: Đức Huy


- Hiện nay các tiểu thương rất hoang mang bởi thực tế đã chứng minh sự thất bại của các mô hình chợ - trung tâm thương mại Hàng Da, Cửa Nam, Ô Chợ Dừa hay mới đây là chợ Trung Hòa. Vậy, với chợ Thành Công, có sự khác biệt gì, liệu có rơi vào tình trạng như các chợ kia không, thưa bà?

UBND quận đã có chủ trương rút kinh nghiệm từ những chợ không đem lại hiệu quả, tức là sẽ hoạt động theo tiêu chí chợ truyền thống là đầu tiên. Ngay cái tên Chợ - Trung tâm thương mại Thành Công cũng đã khẳng định điều đó, nghĩa là sẽ ưu tiên mặt bằng cho bà con theo phong cách truyền thống, trong chợ có thể xe máy, xe đạp đi vào…
 
Bà con tiểu thương hiện rất lo lắng không biết số phận của họ sẽ như thế nào bởi Trưởng Ban Quản lý chợ Thành Công có nói rằng, các tiểu thương không phải là chủ đầu tư mà chỉ hợp đồng 1 năm. Như vậy, khi xây chợ xong, liệu họ có thể quay lại chợ như một lẽ đương nhiên và vẫn chỉ phải nộp những khoản phí như hiện nay, hay họ lại phải mất những khoản chi phí lớn khác?

- Bà con tiểu thương đang kinh doanh hiện nay sẽ được ưu tiên quay lại chợ mới để tiếp tục kinh doanh với mức giá thuê mặt bằng do Sở Tài chính thẩm tra và quyết định.

- Ngoài việc đáp ứng giá ra thì còn các điều kiện khác để tiểu thương có thể quay lại chợ không? Nhỡ giá cao quá mà bà con không thể có khả năng nộp thì sao?
 
Điều này chúng tôi không thể nói được mà hoàn toàn phụ thuộc vào Sở Tài chính.

- Có nghĩa là mình chưa đảm bảo chắc chắn được?

Không thể nói gì chắc chắn, bởi ví dụ như nếu tiểu thương không có nhu cầu thì chúng tôi cũng không thể ép. Do vậy, tôi nhắc lại: Giá do Sở Tài chính quy định, còn quyền lựa chọn là của bà con.

- Trong trường hợp có quá nhiều người đăng ký vào kinh doanh tại chợ thì những bà con đã từng kinh doanh nhiều năm ở chợ này có được bảo đảm gì không, thưa bà?

Bà con đã từng kinh doanh nhiều năm ở chợ sẽ được quay lại chợ mới tiếp tục kinh doanh, chỉ khi họ không có nhu cầu thì các hộ kinh doanh khác mới được thuê chỗ.

- Về yêu cầu của bà con là chỉ chỉnh trang, cải tạo lại chợ cho sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh theo phương thức cuốn chiếu để chợ vẫn là chợ dân sinh chứ không phải xây lại thành một dạng kết hợp chợ - trung tâm thương mại, công ty có ý kiến gì?

Theo như hồ sơ mời thầu công khai từ năm 2012, bất cứ bà con nào tại thời điểm đó có nhu cầu đấu thầu tại thời điểm đó đều có quyền đứng ra đấu thầu, và tổ tư vấn đấu thầu của UBND quận Ba Đình sẽ là người xem xét thầu. Sau khi xem xét đủ tiêu chí dự thầu thì sẽ xem xét trúng thầu, và phương án mời thầu của UBND quận không phải là phương án đó (cải tạo chợ - PV), nên chính vì vậy, chúng tôi sẽ thực hiện theo phương án mời thầu lúc đó, chứ hiện nay không có phương án nào khác.
 
- Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi.


Tuệ Khanh

Ý kiến bạn đọc