(VnMedia) - Tỷ lệ thuận với lượng tiêu thụ bia rượu tăng mạnh trong những năm gần gây là số lượng bệnh nhân loạn thần do rượu cũng tăng cao kỷ lục – Bác sĩ Lý Trần Tình, GĐ bệnh viện tâm thần Hà Nội cho biết.
Theo đó, trả lời câu hỏi của PV VnMedia về những ảnh hưởng của rượu bia đối với sức khỏe tâm thần trong bối cảnh lượng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam được cho là đứng hàng “top” thế giới, bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội cho biết, ảnh hưởng của rượu bia đối với sức khỏe tâm thần đang là vấn đề nóng hiện nay. Từ năm 1994, ngành tâm thần Việt
“Năm 1985, chúng tôi chỉ có vài bệnh nhân mắc loạn thần do rượu. Đến năm 2005 có khoảng vài chục ca và sau đó tiếp tục tăng mạnh. Năm 2007, chúng tôi đã phải thành lập riêng một khoa điều trị bệnh loạn thần do rượu và hiện bệnh này chiếm tới 14% số bệnh nhân tâm thần.” – Giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội cho biết.
Theo BS Lý Trần Tình, cách đây vài năm, bệnh viện đã có một nghiên cứu ở Hà Nội và kết quả cho thấy, có tới 3% người trưởng thành nghiện rượu, trong đó 10% người nghiện có rối loạn tâm thần.
“Chúng ta tiêu thụ 3 tỷ lít bia, 400.000 lít rượu/1 năm, trong đó 80% là rượu tự nấu có nhiều tác hại. Bệnh loạn thần do rượu bia đang là một vấn đề rất nóng. Vì thế, chúng tôi ủng hộ đề xuất của Bộ Y tế về việc hạn chế rượu bia do nó đang ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe tâm thần. Trên thế giới, rất hiếm nước nào còn để cho dân tự nấu rượu như ở Việt
Trong khi đó, BS La Đức Cương, Giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Chủ nhiệm Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần Cộng đồng và Trẻ em cũng khẳng định, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu bia ngày càng gia tăng, trong đó, do nam giới uống rượu bia là chính nên bệnh nhân tâm thần là nam giới cũng nhiều hơn.
Trước tình trạng đó, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đã phải thành lập hẳn một khoa cai nghiện bia rượu.
Tình trạng bệnh loạn thần tăng tỷ lệ thuận với lượng rượu bia tiêu thụ |
Rối loạn tâm thần ở trẻ em tăng cao
Một trong những vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm là tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ, nhất là trẻ trong độ tuổi đi học. Theo đó, nhiều người cho rằng do áp lực học hành quá nặng nề nên trẻ dễ bị căng thẳng, lo âu. Đây cũng chính là một cảnh báo được Giáo sư Harry Minas, Đại học Melbourne (Úc) đưa ra tại buổi họp báo nhân Ngày Tâm thần Thế giới, diễn ra chiều 3/10 tại Hà Nội.
Theo GS Harry Minas, giống như ở nhiều nước châu Á, tại Việt Nam, tình trạng ganh đua giữa các học sinh đang là vấn đề nghiêm trọng mà hậu quả của nó là trẻ em không còn được tham gia các hoạt động cần thiết cho một đứa trẻ. “Câu hỏi đặt ra là, có phải do chất lượng giáo dục quá kém mà người ta phải cho con cái chạy đua học thêm khắp nơi như vậy không? Và điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ lại” – GS Harry Minas nói.
Tuy nhiên, khi nói về vấn đề này, một chuyên gia về sức khỏe tâm thần ở Đài Loan đã đưa ra một thông tin rất đáng để các bậc phụ huynh chú ý, đó là tình trạng căng thẳng, trầm cảm gia tăng nhiều nhất ở học sinh không phải do áp lực học hành mà là phần lớn lại là do mối quan hệ bạn bè ở trường, trong đó học sinh nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn học sinh nam.
Trong khi đó, bác sĩ Lý Trần Tình cho biết, khảo sát 3 năm gần đây ở Hà Nội cho thấy, số trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần gia tăng, với 15% có vấn đề về biểu lộ cảm xúc, kỹ năng ứng xử…, trong đó biểu hiện tăng động chiếm 5% ở học sinh cấp I.
Theo bác sĩ Tình, bệnh tăng động có thể can thiệp được và cho kết quả rất tốt nếu phát hiện và điều trị sớm. “Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn có quan niệm chưa đúng về bệnh này. Họ không muốn thừa nhận con mình mắc bệnh mà chỉ nghĩ con chỉ nghịch quá hoặc hư… nên thường phản ứng tiêu cực nếu nghe người khác nói răng con có bệnh. Do vậy, khi để muộn thì hiệu quả điều trị sẽ không cao.
Ý kiến bạn đọc