Theo quy định của pháp luật, khi bà Phạm Khánh Phong Lan đã đặt câu hỏi và nêu vấn đề với tư cách là Đại biểu Quốc hội thì Bộ Y tế phải có trách nhiệm giải trình những chất vấn và câu hỏi của bà Lan nêu ra chứ không phải là yêu cầu bà Phong Lan giải trình...
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan |
Liên quan đến việc Bộ Y tế đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế TP giải trình về phát biểu của đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế TP) về công tác quản lý đấu thầu, nhập khẩu thuốc tại phiên họp do Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức, một số đại biểu Quốc hội đã lên tiếng về vấn đề này.
- Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế TP giải trình liên quan đến những phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan (đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM). Công văn này liệu có đúng quy trình?
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Theo quy định của pháp luật về QH và ĐBQH, khi bà Phạm Khánh Phong Lan đã đặt câu hỏi và nêu vấn đề với tư cách là ĐBQH thì Bộ Y tế phải có trách nhiệm giải trình những chất vấn và câu hỏi của bà Lan nêu ra. Tuy bà Lan là phó giám đốc Sở Y tế, về mặt hành chính là cấp dưới của UBND TP và của Bộ Y tế nhưng trong trường hợp này bà Lan đã nói rõ là bà thực thi quyền của ĐBQH thì Bộ Y tế phải đáp ứng yêu cầu của bà Lan. Lúc này, yêu cầu của bà Lan là đại diện cho yêu cầu của cử tri.
Do đó, việc Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế TP giải trình liên quan đến những phát biểu của bà Lan về đấu thầu thuốc và chất lượng thuốc trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH ngày 25-9 là không phù hợp.
Bà Phong Lan phát biểu tại diễn đàn Quốc hội về đấu thầu thuốc với tư cách là đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri.
- Một thực tế hiện nay, nhiều ĐBQH đóng hai vai, vừa là ĐBQH vừa đóng vai chính quyền làm cho họ không dám nói vì sợ cấp trên khiển trách. Phải làm sao để thay đổi thực trạng đó, thưa ông?
Nếu đã một lúc giữ hai vai thì phải làm tròn hai vai. Nếu một lúc giữ hai vai mà chỉ làm tốt một vai thôi thì xin nghỉ vai kia đi, nếu như không làm tốt vai ĐBQH mà chỉ làm tốt vai quan chức của chính quyền thì phải nghỉ vai ĐBQH đi để cho người khác làm.
Trường hợp của bà Phạm Khánh Phong Lan là bà giữ cả hai vai, trong trường hợp này, bà thực thi vai của ĐBQH. Một khi bà đã thực thi vai này thì Bộ Y tế phải có trách nhiệm trả lời theo yêu cầu của bà Lan, không được bắt lỗi bà về mặt hành chính.
- Vậy làm sao để nâng cao vai trò của ĐBQH tại các cuộc chất vấn?
ĐB phải tích cực, cố gắng đề xuất những người được chất vấn nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, của tình hình kinh tế-xã hội. ĐBQH phải có trách nhiệm trong việc chọn lựa vấn đề chất vấn. Khi đã chọn lựa rồi thì phải nâng cao kỹ năng chất vấn. Mỗi lần chất vấn phải đầu tư công sức suy nghĩ và phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, thẳng thắn và không ngại va chạm.
Ông Hà Minh Sơn, Phó ban Công tác các ĐB thuộc Ủy ban TVQH :
Việc Bộ Y tế đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế giải trình liên quan đến phát biểu của ĐB Phạm Khánh Phong Lan tại QH là chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật. Bởi đã là ĐBQH thì họ có quyền phát biểu và chịu trách nhiệm trước QH về phát biểu của mình.
Trong trường hợp nếu thấy ĐB phát biểu đó chưa đúng thì Bộ Y tế có thể phản ánh với QH hoặc cơ quan quản lý ĐB để xem xét, làm rõ, chứ Bộ Y tế không có quyền yêu cầu ĐB phải giải trình về nội dung phát biểu. Thực tế, ĐB Phạm Khánh Phong Lan khi phát biểu tại Ủy ban Về các vấn đề xã hội với tư cách là ĐBQH chứ không phải là cán bộ ngành y. Lẽ ra trong trường hợp trên, Bộ Y tế nên gặp ĐB lấy thêm thông tin để làm rõ. Việc lấy thông tin cũng phải trên nhận thức rằng cán bộ đó không phải là “quân của mình” mà họ đang là ĐBQH, phát biểu trên tư cách ĐBQH.
Một vấn đề nữa cũng phải thấy rằng ở ta đa phần ĐBQH là kiêm nhiệm. Khi làm ĐBQH họ thường tham gia vào các ủy ban phù hợp với năng lực, chuyên môn của mình. Ví như ĐB là cán bộ ngành y tế thường tham gia vào Ủy ban Về các vấn đề xã hội; hiểu biết về luật thì tham gia vào Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp… Nhưng khi phát biểu trước QH thì họ phải đứng ở vai ĐB, đại diện cho tiếng nói của cử tri chứ không phải đại diện cho ngành, cho lĩnh vực mà mình đang quản lý. Ngay cả các bộ trưởng là ủy viên trung ương, anh đi họp trung ương anh phát biểu với tư cách là ủy viên trung ương. Nhưng khi ra QH anh phải phát biểu với tư cách là ĐBQH, đại diện cho tiếng nói của cử tri.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH:
Khác với nhiều nước, ở ta phần lớn các ĐBQH là kiêm nhiệm. Nhưng khi đã làm ĐBQH thì anh phải nhìn nhận, đánh giá và phát biểu trên tư cách là ĐB của cử tri. Điều này đòi hỏi anh phải vượt qua được giới hạn, trách nhiệm chức năng, chuyên môn mà mình đang đảm nhiệm. Và anh phải chịu trách nhiệm trước cử tri, trước QH về phát biểu của mình.
Ví như việc ĐB Phạm Khánh Phong Lan phát biểu ở đây là tại phiên họp của Ủy ban Về các vấn đề xã hội, tức là ở diễn đàn QH. Có nghĩa là lúc đó chị Lan đang là ĐBQH chứ không phải là cán bộ thuộc Sở Y tế TP.HCM nên Bộ Y tế không có quyền yêu cầu ĐBQH giải trình. Trường hợp nếu thấy phát biểu đó không đúng thì có thể làm văn bản gửi đến QH, các cơ quan của QH đề nghị trao đổi làm rõ về nội dung phát biểu đó. Thực hiện như thế thì mới đúng quy định.
Điều 49 Luật tổ chức Quốc hội quy định: |
Ý kiến bạn đọc