(VnMedia) - Quá bất ngờ và lo lắng vì nguy cơ mất kế sinh nhai do vệc chuyển chợ thành trung tâm thương mại, 5 đêm nay, các tiểu thương ở chợ Thành Công (Hà Nội) đã thức trắng để cùng nhau giữ lại chợ này, nơi mà họ đã yên ổn buôn bán suốt 20 năm qua…
>>
Chợ cóc tấp nập "trêu ngươi" siêu thị hiện đại
>>
Xây 1000 siêu thị: Hà Nội khuyến khích dùng hàng ngoại?
>>
Hà Nội dừng phá chợ xây trung tâm thương mại
>>Hà Nội xem lại việc chuyển chợ thành siêu thị
>>Những "dấu hỏi" cho bản Quy hoạch chợ Hà Nội
>>Quản lý chợ Hà Nội, học gì từ các nước?
>>Chuyển đổi chợ: Bài học thành công từ Đồng Xuân, Bến Thành
>>Phá chợ xây siêu thị là "phú quý giật lùi"!?
>>"Mẹ tôi 90 tuổi vẫn thiết tha chống gậy ra chợ"
>>Phải có mặc cả, trả giá mới là… chợ!
>>Xóa chợ, người Hà Nội mua bán ở đâu?
>>Hà Nội sẽ không còn chợ?
Đêm trắng...
11 giờ đêm 18/10, hàng trăm tiểu thương đứng ngồi không yên trước cổng chợ Thành Công. Trong số đó, có cả những cụ già 80, thậm chí 90 tuổi cũng chống gậy đến. Nhiều người nhà cách xa chợ đến mấy chục cây số cũng có mặt. Cơm nắm, muối vừng, bánh mì… cầm hơi qua đêm.
Đây không phải là một cuộc biểu tình phản đối, cũng không phải là một hành động đã có sự bàn bạc thống nhất. Mỗi người có mặt ở đây đều do quá lo lắng trước hành động đột ngột mang máy khoan thăm dò địa chất vào giữa chợ, cũng như thông tin chuẩn bị di dời ra chợ tạm để xây dựng lại chợ thành trung tâm thương mại.
Ngồi giữa hàng trăm tiểu thương là cụ bà tên Nguyễn Thị Dung, năm nay đã gần 90 tuổi. Cụ Dung cho biết, nhà cụ ở Cao Xà Lá. 7 giờ tối cụ mới dọn hàng về, 10 giờ thấy nóng ruột, lo lắng không ngủ được nên lại gọi con gái đến chở ra chợ. Một tay chống gậy vì bị đau đầu gối, cụ run run nói: “Đêm nay là đêm thứ 5 rồi tôi có mặt ở đây. Nhiều người cũng khuyên tôi về nhà nghỉ, nhưng ở nhà cũng không ngủ được. Tôi phải ra đây để giữ chợ.”
Dù đã gần 90 tuổi, nhưng dã 5 đêm nay, cụ Dung đều thức trắng "canh" chợ |
Cụ Dung cho biết, cụ là công nhân nhà máy bóng đèn phích nước. Lương hưu của cụ mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu. Đã 20 năm nay, cụ bán dép ở chợ này. Cụ bảo, giống như cụ, rất nhiều người là công nhân, viên chức về hưu, có cuộc sống khó khăn nên mới phải ra chợ bươn chải.
“Chợ có 500 tiểu thương, cũng tức là có 500 chủ đầu tư. Hiện nay, chúng tôi luôn đóng góp đầy đủ cho Nhà nước tất cả mọi khoản theo đúng quy định, không thiếu một đồng nào. Nhưng chúng tôi vẫn đang làm chủ cái chợ này. Giờ một chủ đầu tư được phép phá bỏ chợ xây thành trung tâm thương mại thì họ cũng sẽ là chủ của chúng tôi. Chúng tôi rất sợ. ” – cụ Dung nói.
Điều mà hầu hết các tiểu thương trong chợ Thành Công lo lắng, đó là kế sinh nhai của họ. 500 tiểu thương, trong đó hầu hết là những người mẹ, người bà đóng vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình. Mỗi chủ hộ kinh doanh lại có con cái, người thân phụ giúp. Nói là 500 nhưng thực tế là hàng ngàn người đang trông vào cái chợ này.
“Ở đây đang làm ăn yên ổn, trật tự, giờ mà mất chợ, mất việc, chúng tôi chắc chắn phải tìm đường ra chợ cóc buôn thúng bán mẹt. Còn lớp trẻ hơn, e rằng thất nghiệp lại rơi vào cợ bạc, nghiện hút… lại là gánh nặng cho xã hội” – chị Bẩy, chủ hàng quần áo lo lắng.
Chúng tôi bị… úp sọt!
Bà Nguyễn Thị Dung, tổ trưởng ngành hàng khô cho biết, sáng 13/10, Trưởng Ban quản lý chợ Đặng Bích Hằng thông báo, Chủ đầu tư đã trúng thầu, bà con chuẩn bị di chuyển ra chợ tạm Nguyên Hồng, xác định là “ăn Tết” ở đó luôn”. Chưa kịp hiểu chuyển gì xảy ra, thì ngay chiều đó, những chiếc khoan đã được chuyển đến.
“Đó là một hành vi “úp sọt” tiểu thương. Mấy năm qua, thông tin phá chợ xây trung tâm thương mại chúng tôi cũng chỉ được nghe đồn thổi chứ không có gì là chính thức. Giờ chẳng nói gì, đùng một cái bảo di dời. Hành động này cho thấy có điều gì mờ ám.” – bà Dung nói.
Điều nghi ngờ của bà Dung và không phải không có lý do bởi nếu đúng như lời ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình nói là dự án này hiện chưa được phê duyệt mà đây mới chỉ là việc khoan thăm dò… thì tại sao lại có việc chuẩn bị di dời bà con ra chợ tạm?
Chia sẻ của hầu hết các tiểu thương ở chợ Thành Công là họ chỉ tin vào chính quyền và chứ không tin vào chủ đầu tư. “Chính bà Lan (Phó GĐ sở Công Thương – PV) vừa mới nói là Thành phố dừng chủ trương chuyển chợ thành trung tâm thương mại. Bây giờ, nếu Thành phố muốn cải tạo lại chợ như thế nào thì các cấp chính quyền phải gặp chúng tôi để trao đổi, bàn bạc. Chúng tôi sẽ không gặp chủ đầu tư và cũng sẽ không ra khỏi chợ. Ra là mất chợ, mất chỗ làm ăn” – chị Nguyễn Thị Bẩy, bán hàng quần áo trong chợ nói.
Hàng trăm tiểu thương chợ Thành Công thức trắng đêm giữ chợ. Họ cho biết sẽ nhất định không ra chợ tạm vì lo sẽ không thể quay về buôn bán như trước |
Trong khi đó, chị Vũ Thị Thanh Mai, bán gà ở chợ Thành Công đã 20 năm nay cũng cho biết, cả gia đình chị đều bất ngờ và vô cùng hoang mang trước thông tin sẽ phải di dời khỏi chợ. “Kinh nghiệm xương máu” đối với những tiểu thương như chị là việc chuyển đổi chợ Hàng Da, Cửa
“Cô hãy nhìn chợ Hàng Da mà xem, mấy năm bỏ không, bây giờ mời vào không phải đóng tiền cũng không ai vào vì bán cho ai mà vào. Còn chợ Mơ đấy, ra chợ tạm mấy năm nay, giờ liệu có mang chó mèo, chim cá, vại sành… vào mà bán trong cái trung tâm thương mại ấy được không? Mà không vào được, thì lại cứ bán vỉa hè, lòng đường Kim Ngưu thôi. Chợ cóc sinh ra cũng là vì những kiểu làm ăn như thế” – chị Mai bức xúc nói.
“Chúng tôi không biết làm sao bây giờ, chỉ biết kêu cứu thôi. Cứu chợ, cứu tiểu thương, cứu người tiêu dùng. Cả cái khu rộng lớn từ Thành Công, Láng, Trung Hòa, Cầu Giấy… chỉ có mỗi cái chợ này là chính. Mấy ngày nay, khách hàng cũng bảo: “Chợ này mà thành trung tâm thương mại thì chúng em cũng chẳng vào. Chắc lại phải ra chợ cóc” – chị Mai chia sẻ thêm.
Sửa chợ kiểu "cuốn chiếu"
Khi được hỏi về những ý kiến cho rằng chợ Thành Công nhếch nhác, mất vệ sinh nên cần phải làm lại, các tiểu thương cho biết, sở dĩ có tình trạng như vậy là vì chợ này không được quan tâm. "Tiền chúng tôi đóng góp, lẽ ra phải dành một phần để sửa sang, tu bổ. Đằng này cả chục năm nay, dột chúng tôi phải tự căng bạt, tắc chúng tôi phải tự thông cống. Nước chúng tôi phải mua từng thùng... Đó là cách quản lý thiếu trách nhiệm" - một tiểu thương "tố".
Nói về nguyện vọng, tất cả những tiểu thương được hỏi đều cho biết, họ mong muốn chợ Thành Công được cải tạo, sửa sang cho sạch sẽ, khang trang hơn, đảm bảo vệ sinh, có cống thoát nước, được cấp nước sạch… chứ không phải là phá đi xây lại thành trung tâm thương mại. Mô hình và cách thức cải tạo chợ được tiểu thương chợ Thành Công đồng tình, đó là chợ Ngọc Hà. Theo đó, việc sửa chợ được làm cuốn chiếu từng phần, sửa phần nào thì tiểu thương chỗ đó tạm nghỉ chứ không cần phải di ra chợ tạm.
“Chúng tôi nói trước, đừng có làm chợ tạm mà phí tiền vì chúng tôi không ra đâu, vì ra thì chắc chắn không có đường trở lại” – nhiều tiểu thương đồng tình nói.
Ý kiến bạn đọc