(VnMedia) - Nếu sống như lối sống hiện tại trung bình của người dân Việt Nam, con người sẽ chỉ cần 0,9 Trái Đất để đảm bảo nhu cầu về tài nguyên của mình, trong khi nếu tính chung thì con người lại đang cần đến 1,5 Trái đất…
Nhu cầu với thiên nhiên tăng cao
Theo báo cáo Hành tinh sống 2014 phát hành ngày hôm nay (30/9) của WWF, số lượng quần thể của các loài cá, chim, động vật có vú, các loài lưỡng cư và bò sát đã giảm 52% trong vòng 40 năm qua. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ đứng sau châu Mỹ La-tinh trong cùng giai đoạn.
Những mối đe doạ toàn cầu lớn nhất được ghi nhận đối với đa dạng sinh học đó là suy thoái và mất sinh cảnh, đánh bắt thuỷ sản thiếu bền vững, săn bắt trái phép và biến đổi khí hậu. Trong hàng ngàn loài được theo dõi trong báo cáo, quần thể của chúng suy giảm 56% tại các khu vực nhiệt đới, trong khi đó con số này là 36% tại các vùng ôn đới.
Trong khi đa dạng sinh học suy giảm, dân số và tỉ lệ tiêu thụ trên đầu người tại châu Á lại gia tăng khiến cho nhu cầu của con người đối với thiên nhiên của khu vực vì thế cũng gia tăng.
“Trên thế giới, nhu cầu của con người vượt quá 50% khả năng thiên nhiên có thể tái tạo, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ cần 1,5 Trái Đất để sản xuất ra các nguồn nguyên liệu cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu đó.” - báo cáo cảnh báo.
Báo cáo cũng nhận định, nhu cầu của con người đối với thiên nhiên trung bình của một người dân Việt
“Tuy nhiên, nhu cầu đó của Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, từ 1,0 gha/đầu người năm 2000 tới 1,4 gha/đầu người năm 2012 và 1,62 gha/đầu người năm 2014. (Gha là chỉ số đo lường nhu cầu của con người đối với thiên nhiên). Xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên nếu không có những giải pháp thích hợp.
Nếu sống như lối sống hiện tại trung bình của người dân Việt
|
Có thể đảo ngược xu thế, cứu trái đất
Một điểm đáng chú ý là Nghiên cứu trong báo cáo chỉ ra rằng chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng vẫn hạn chế được nguồn tài nguyên sử dụng.
Theo đó, trong Báo cáo có chương “Tầm nhìn Một hành tinh”, trong đó đưa ra những chiến lược để bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ một cách thông minh hơn. “Tầm nhìn” cũng ghi nhận những ví dụ điển hình của các cộng đồng châu Á đang thực hiện để giảm nhu cầu của con người đối với thiên nhiên, phục hồi những mất mát đa dạng sinh học.
“Thiên nhiên mang những yếu tố sống còn, đồng thời cũng là nền tảng cho sự thịnh vượng của loài người. Quan trọng hơn, đó là nơi tất cả chúng ta chung sống. Tất cả chúng ta đều cần thức ăn, nước uống và không khí sạch - dù ở nơi bất cứ nào trên thế giới. Tại thời điểm có quá nhiều người phải sống trong nghèo đói, việc cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả cho tất cả mọi người là vô cùng cần thiết”, ông Marco Lambertini – Tổng Giám đốc WWF Quốc tế nói.
“Tầm nhìn một Hành tinh” của WWF cho thấy châu Á và tất cả mọi nơi trên thế giới đều có thể duy trì nhu cầu ở mức không vượt quá khả năng tái tạo của Trái Đất. Bằng cách đi theo chương trình của WWF cho một hành tinh, chúng ta có thể bắt đầu đảo ngược lại những xu hướng chỉ ra trong Báo cáo Hành tinh sống 2014.” ông Marco Lambertin khẳng định.
Ý kiến bạn đọc