Mi-171 là phiên bản vũ trang của trực thăng Mi-17, hay còn được biết với tên Mi-8MT ở Nga.
Quân đội Liên Xô trước đây thiết kế Mi-17 để tham chiến ở Afghanistan. |
Theo TTXVN, trực thăng Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn không quân trực thăng 916 bay huấn luyện nhảy dù đã rơi cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km.
Máy bay Mi-171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lúc 7 giờ 30 phút đến 7 giờ 46 phút thì mất liên lạc. Máy bay rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km. Theo Wikipedia, Mi-17 là một loại máy bay trực thăng của Liên Xô hiện đang sản xuất ở hai nhà máy ở Kazan và Ulan-Ude ở Liên bang Nga.
Mi-17 là loại máy bay trực thăng vận tải hai động cơ cỡ trung bình và cũng có thể lắp thêm vũ khí vào để thành trực thăng vũ trang hạng nặng. Quân đội Liên Xô trước đây thiết kế Mi-17 để tham chiến ở Afghanistan.
Mi-17 được phát triển từ khung máy bay cơ bản của Mi-8, trang bị động cơ lớn hơn TV3-117MT cùng với cánh quạt và bộ phận truyền động của Mi-14. Phiên bản xuất khẩu gần đây sang Trung Quốc và Venezuela để sử dụng ở vùng núi cao dùng động cơ VK-2500 với hệ thống kiểm soát FADEC.
Mi-17 là tên gọi xuất khẩu, còn ở trong nước, Nga gọi nó là Mi-8MT. Có thể dễ dàng nhận ra Mi-17 bởi vì nó có đuôi cánh quạt ở phía cửa thay vì bên mạn phải và lá chắn bụi trước cửa hút gió động cơ. Nắp chụp động cơ ngắn hơn so với TV2 trang bị cho Mi-8, không mở rộng xa tới buồng lái.
Số mô hình thực tế thay đổi tùy theo nhà sản xuất, loại động cơ và các tùy chọn khác.
Ví dụ, 16 chiếc được sản xuất ở nhà máy Ulan-Ude để chuyển giao cho Không quân Cộng hòa Séc trong năm 2005 với động cơ -VM đã được gọi là Mi-171Sh.
Hồi tháng 10/2007, trang web defense-aerospace.com cho biết chính phủ Arập Xêút đã ký hợp đồng mua 150 chiếc Mil Mi-35 và Mi-17, với tổng giá trị 2,2 tỷ USD.
Vào tháng 5/2008, một bản cấp phép sản xuất Mi-17 đã bắt đầu có hiệu lực ở Trung Quốc với sự hợp tác giữa Nhà máy sản xuất trực thăng Mil Moskva JSC và nhà máy Công ty hữu hạn sản xuất trực thăng Tứ Xuyên Lam Thiên.
Công ty hữu hạn sản xuất trực thăng Tứ Xuyên Lam Thiên ở Thành Đô. Nhà máy này đã sản xuất 20 máy bay vào năm 2008, sử dụng công nghệ của nhà máy Ulan-Ude. Nhà máy đạt chỉ tiêu sản xuất 80 máy bay một năm. Các biến thể trực thăng được nhà máy Lam Thiên sản xuất bao gồm Mi-171, Mi-17V5 và Mi17V7.
Thành tích chinh chiến
Trong cuộc nội chiến Sri Lanka, Mi-17 đã được Không quân Sri Lanka sử dụng rộng rãi và 7 chiếc đã bị mất trong khi đang tấn công vào các sân bay.
Mi-17 cũng được quân đội Colombia sử dụng trong trong phi vụ giải cứu con tin Jaque.
Vào năm 2001, Không quân Macedonia đã sử dụng Mi-17 để trấn áp cuộc nổi dậy của người Albania.
Hải quân Mexico dùng Mi-17 để chống tội phạm ma túy chẳng hạn như xác định vị trí các ruộng trồng cây thuốc phiện.
Các đơn đặt hàng gần đây
Ngày 28/10/2008, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã đặt mua 6 chiếc Mi-17. Đây là lần đầu tiên quân đội Thái Lan mua máy bay trực thăng Nga thay vì mua của Mỹ. Về lý do mua Mi-17, quân đội Thái Lan cho biết: "Chúng tôi đã mua 3 chiếc Mi-17 với giá ngang giá của một chiếc UH-60 Black Hawk. Mi-17 có thể chở khoảng hơn 30 binh sĩ, trong khi Black Hawk chỉ có thể chở khoảng hơn 13 lính. Đó là lý do chủ yếu dẫn tới quyết định nói trên”.
Ngày 15/12/2008, Defense News thông báo rằng Ấn Độ sẽ mua 80 chiếc Mi-17IV và được chuyển giao cho Không quân Ấn Độ từ năm 2010 tới năm 2014. Chúng sẽ thay thế Mi-8s. Một đơn đặt hàng mua 59 chiếc nữa đã được đưa ra vào tháng 8 năm 2010.
Ngày 19/6/2010, có thông tin rằng chính phủ Mỹ sẽ mua và tân trang lại 31 chiếc Mi-17 từ phía Nga để cung cấp cho quân đội Afghanistan.
Quân đội Mỹ cũng sử dụng Mi-8 và Mi-17 cho tập luyện và đã mua thêm máy bay cho phía quân đồng minh ở Iraq, Afghan và Pakistan.
Không quân Bangladesh cũng sử dụng Mi-171Sh làm trực thăng vũ trang, trong khi Peru đặt mua 6 chiếc (giao hàng năm 2011) và Ghana nhận 4 chiếc vào tháng 1 năm 2013.
Máy bay Mi-171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lúc 7 giờ 30 phút đến 7 giờ 46 phút thì mất liên lạc. Máy bay rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km. Theo Wikipedia, Mi-17 là một loại máy bay trực thăng của Liên Xô hiện đang sản xuất ở hai nhà máy ở Kazan và Ulan-Ude ở Liên bang Nga.
Mi-17 là loại máy bay trực thăng vận tải hai động cơ cỡ trung bình và cũng có thể lắp thêm vũ khí vào để thành trực thăng vũ trang hạng nặng. Quân đội Liên Xô trước đây thiết kế Mi-17 để tham chiến ở Afghanistan.
Mi-17 được phát triển từ khung máy bay cơ bản của Mi-8, trang bị động cơ lớn hơn TV3-117MT cùng với cánh quạt và bộ phận truyền động của Mi-14. Phiên bản xuất khẩu gần đây sang Trung Quốc và Venezuela để sử dụng ở vùng núi cao dùng động cơ VK-2500 với hệ thống kiểm soát FADEC.
Mi-17 là tên gọi xuất khẩu, còn ở trong nước, Nga gọi nó là Mi-8MT. Có thể dễ dàng nhận ra Mi-17 bởi vì nó có đuôi cánh quạt ở phía cửa thay vì bên mạn phải và lá chắn bụi trước cửa hút gió động cơ. Nắp chụp động cơ ngắn hơn so với TV2 trang bị cho Mi-8, không mở rộng xa tới buồng lái.
Số mô hình thực tế thay đổi tùy theo nhà sản xuất, loại động cơ và các tùy chọn khác.
Trực thăng Mi-171Sh là phiên bản vũ trang của Mi-17. |
Hồi tháng 10/2007, trang web defense-aerospace.com cho biết chính phủ Arập Xêút đã ký hợp đồng mua 150 chiếc Mil Mi-35 và Mi-17, với tổng giá trị 2,2 tỷ USD.
Vào tháng 5/2008, một bản cấp phép sản xuất Mi-17 đã bắt đầu có hiệu lực ở Trung Quốc với sự hợp tác giữa Nhà máy sản xuất trực thăng Mil Moskva JSC và nhà máy Công ty hữu hạn sản xuất trực thăng Tứ Xuyên Lam Thiên.
Công ty hữu hạn sản xuất trực thăng Tứ Xuyên Lam Thiên ở Thành Đô. Nhà máy này đã sản xuất 20 máy bay vào năm 2008, sử dụng công nghệ của nhà máy Ulan-Ude. Nhà máy đạt chỉ tiêu sản xuất 80 máy bay một năm. Các biến thể trực thăng được nhà máy Lam Thiên sản xuất bao gồm Mi-171, Mi-17V5 và Mi17V7.
Thành tích chinh chiến
Trong cuộc nội chiến Sri Lanka, Mi-17 đã được Không quân Sri Lanka sử dụng rộng rãi và 7 chiếc đã bị mất trong khi đang tấn công vào các sân bay.
Mi-17 cũng được quân đội Colombia sử dụng trong trong phi vụ giải cứu con tin Jaque.
Mi-17 cũng được quân đội Colombia sử dụng trong trong phi vụ giải cứu con tin Jaque. (Ảnh minh họa) |
Vào năm 2001, Không quân Macedonia đã sử dụng Mi-17 để trấn áp cuộc nổi dậy của người Albania.
Hải quân Mexico dùng Mi-17 để chống tội phạm ma túy chẳng hạn như xác định vị trí các ruộng trồng cây thuốc phiện.
Các đơn đặt hàng gần đây
Ngày 28/10/2008, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã đặt mua 6 chiếc Mi-17. Đây là lần đầu tiên quân đội Thái Lan mua máy bay trực thăng Nga thay vì mua của Mỹ. Về lý do mua Mi-17, quân đội Thái Lan cho biết: "Chúng tôi đã mua 3 chiếc Mi-17 với giá ngang giá của một chiếc UH-60 Black Hawk. Mi-17 có thể chở khoảng hơn 30 binh sĩ, trong khi Black Hawk chỉ có thể chở khoảng hơn 13 lính. Đó là lý do chủ yếu dẫn tới quyết định nói trên”.
Ngày 15/12/2008, Defense News thông báo rằng Ấn Độ sẽ mua 80 chiếc Mi-17IV và được chuyển giao cho Không quân Ấn Độ từ năm 2010 tới năm 2014. Chúng sẽ thay thế Mi-8s. Một đơn đặt hàng mua 59 chiếc nữa đã được đưa ra vào tháng 8 năm 2010.
Có tin nói rằng chính phủ Mỹ sẽ mua và tân trang lại 31 chiếc Mi-17 từ phía Nga để cung cấp cho quân đội Afghanistan. Ảnh minh họa |
Ngày 19/6/2010, có thông tin rằng chính phủ Mỹ sẽ mua và tân trang lại 31 chiếc Mi-17 từ phía Nga để cung cấp cho quân đội Afghanistan.
Quân đội Mỹ cũng sử dụng Mi-8 và Mi-17 cho tập luyện và đã mua thêm máy bay cho phía quân đồng minh ở Iraq, Afghan và Pakistan.
Không quân Bangladesh cũng sử dụng Mi-171Sh làm trực thăng vũ trang, trong khi Peru đặt mua 6 chiếc (giao hàng năm 2011) và Ghana nhận 4 chiếc vào tháng 1 năm 2013.
Theo TTXVN/ĐS&PL
Ý kiến bạn đọc