(VnMedia) - Liên Hợp Quốc cần có một công ước về việc sử dụng chung mặt biển, theo đó bất cứ nước nào đổ đất xuống biển để mở rộng diện tích sẽ phải nộp thuế để trợ giúp cho các nước nghèo đang bị biển xâm lấn, vì chính họ là thủ phạm gây ra tình trạng nước biển dâng.
Nhân ngày Môi trường Thế giới (5/6), VnMedia xin gửi tới bạn đọc một góc nhìn khác về chuyện nước biển dâng từ một độc giả.
Băng - nước đá, có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ở thể lỏng (bằng khoảng 9/10). Khi băng tan chảy, thể tích mà lượng nước do băng chảy ra chiểm chỗ chỉ bẳng khoảng 9/10 thể tích khối băng đã chiếm chỗ trước khi tan chảy. Vì vậy, khi băng trên biển tan chảy, sẽ tạo ra khoảng trống mới trong lòng biển, làm cho nước biển hạ xuống.
Trên trái đất, chỉ khi băng ở trên đất liền tan chảy thành nước chảy xuống biển thì mới có tác dụng làm nước biển dâng. Theo các số liệu công bố rộng rãi trên các báo thì hai khối băng lớn ở Nam Cực và đảo Greenland chiếm khoảng hơn 90% lượng băng trên toàn cầu, còn lại là băng trên các đại dương khác. Lượng băng trên núi cao ở các lục địa không đáng kể so với lượng băng nói trên. Băng nằm trên đảo cao hơn mặt biển thì khi tan chảy thì có tác dụng làm nước biển dâng. Tuy nhiên, cũng theo một tài liệu đã công bố rộng rãi trên báo chí thì: Thực tế, Greenland và Nam Cực là những vùng biển với những hòn đảo rải rác, tuy nhiên, băng đã biến chúng thành một vùng đất liền phủ băng rộng lớn. Như vậy, thực chất hai băng đảo (Nam Cực và Greenland) này cơ bản vẫn là băng trên biển (Giả sử bây giờ có một khối băng trùm lên cả đất nước Indonesia thì nó cũng chỉ là khối băng trên biển, song cho người ta thấy như đó một đảo băng đất liền).
Băng trên biển tan chảy, sẽ tạo ra khoảng trống mới trong lòng biển. Ảnh minh họa |
Với những lý do trên, tôi cho rằng, trái đất nóng lên dù có gây ra một số biến đổi khí hậu, nhưng việc băng tan không làm nước biển dâng, thậm chí có thể làm mức nước biển hạ thêm xuống. Vì vậy, trái đất nóng lên, băng tan không phải là nguyên nhân của nước biển dâng. Chi tiền cho việc chống lại sự nóng lên của trái đất với mong muốn làm hạn chế nước biển dâng là sai lầm.
Phải tìm nguyên nhân làm nước biển dâng từ các yếu tố khác. Trong đó có các nguyên nhân từ thiên nhiên thì không thể hạn chế được, phải chấp nhận như: Sự vận động của trái đất tạo ra những đảo mới nhô lên từ đáy biển (như ở biển Nhật Bản vừa qua), sự bồi đắp phù sa từ các dòng sông vận chuyển đất từ trên lục địa tạo ra đồng bằng lấn biển ở chỗ này, sẽ đẩy nước biển dâng lên ở chỗ khác, v.v...
Nhưng cũng còn có cả những nguyên nhân do chính con người: Các nước, các vùng giàu có thì đổ đất lấn biển suốt bao nhiêu năm qua, làm cho biển phải đi lấn đất ở chỗ khác của những nước, vùng nghèo không có điều kiện. Chúng ta thường nói nhiều về chuyện nước biển dâng lên chiếm chỗ ở của con người, nơi này hay nơi khác, nhưng chính con người lấn ra biển bằng mọi cách trong suốt bao thế kỷ qua lại cứ như là vô can trong việc nước biển dâng. Rõ ràng là cần xem lại vấn đề này.
Khối băng này mà tan ra, sẽ tạo ra lỗ trống lớn hơn thể tích nước lỏng mới sinh ra (do băng tan sẽ chiếm chỗ trong lòng biển), sẽ làm nước biển hạ xuống
Trong một thế giới sống chung một cái "ao' thì người này đổ đất lấn ao sẽ làm nước "ao" dâng lên lấn đất của người khác. Đây là vấn đề toàn cầu. Liên Hợp Quốc cần có một công ước về việc sử dụng chung mặt biển, theo đó bất cứ nước nào đổ đất xuống biển để mở rộng diện tích sẽ phải nộp thuế cho Liên Hợp Quốc để trợ giúp cho các nước nghèo đang bị biển xâm lấn, vì chính họ là thủ phạm gây ra tình trạng nước biển dâng.
Người giàu đang lấn biển, biển đang lấn người nghèo. Người lấn biển phải trả tiền cho người bị biển lấn, đó mới là thế giới công bằng.
Ý kiến bạn đọc