(VnMedia) - Như VnMedia đã đưa tin, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh nghề lắp ráp điện tử có khả năng gây hại cho sức khỏe của người lao động. Còn ở Việt
>>Lắp ráp điện tử gây hại sức khỏe: đã có bằng chứng
>>Lắp ráp điện tử: Mù mờ thông tin độc hại
Những dấu hiệu nguy hiểm
Dù chưa chưa có nghiên cứu sâu để có những kết luận xác đáng như một số nước trên thế giới, nhưng những gì đang xảy ra trong ngành công nghiệp điện tử Việt
Bà Ngô Minh Hương, nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển và Hội nhập CDI cho biết, trước thực trạng cả người lao động lẫn giới chính quyền vẫn còn “mù mờ” về thông tin liên quan đến bệnh nghề nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử, Trung tâm CDI đã tiến hành khảo sát điều kiện lao động và xác định các yếu tố nguy cơ bằng cách khảo sát và đo các yếu tố môi trường lao động, đồng thời đánh giá ảnh hưởng sức khỏe bệnh tật qua điều tra bằng phiếu phỏng vấn về các triệu chứng chủ quan như mệt mỏi, tình trạng bệnh tật trong quá trình làm việc ở công ty. Song song với đó là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm… về tác động đối với sức khỏe.
“Cần phải có sự nhìn nhận toàn diện và hiểu biết sâu về môi trường làm việc trong nghề này, đặc biệt là từng công đoạn làm việc xem người lao động đang gặp phải vấn đề gì, tiếp xúc với loại hóa chất nào và có cách nào để phòng ngừa hóa chất đó.” – bà Hương cho biết.
Bà Hương đặc biệt quan tâm đến vấn đề lao động nữ bởi tại các nhà máy láp ráp điện tử, có hàng trăm ngàn lao động nữ đang làm việc. Quá trình khảo sát bước đầu cho thấy có những dấu hiệu về việc ảnh hưởng của nghề lắp ráp, sản xuất điện tử đối với sức khỏe công nhân.
“Em làm ở bộ phận test điện thoại, liên tục phải nghe để phải kiểm tra các chức năng của điện thoại. Em thường bị ù tai trong suốt ca làm việc và em sợ nhất phải kiểm tra các cuộc gọi ảo vì lúc đó sóng điện thoại rất mạnh. Bình quân trong ca em phải kiểm tra 76 chiếc” – một công nhân nữ nói với bà Hương.
Trong khi đó, một nữ lao động giấu tên cho biết, chỉ trong tháng 6/2013, tại một xưởng có tới 6 trường hợp sảy thai, thai chết lưu hoặc thai bị dị tật phải hủy thai. Điều này khiến các lao động nữ hoang mang nhưng họ không thực sự biết lý do của các trường hợp đó là gì và có liên quan đến nghề nghiệp hay không. Tuy nhiên, đã xuất hiện phong trào các lao động nữ xin ra khỏi bộ phận này hoặc xin thôi việc để về quê.
Điều bà Hương đặc biệt quan ngại là ngành công nghiệp điện tử mới chỉ vào Việt
“Có thể thấy lao động trong các nhà máy này thường ở trong thời gian không dài. Vậy thì sau 5 năm rời khỏi nhà máy, chúng ta có theo dõi được tác hại của nghề nghiệp đối với sức khỏe hay không. Có những loại bệnh nghề nghiệp không chỉ xảy ra trong khi người lao động đang làm việc mà chỉ có thể phát hiện sau một thời gian dài, như bệnh ung thư.” – bà Hương lo ngại.
Công nhân lao động cần biết rõ mối nguy hiểm trong ngành công nghiệp điện tử để họ tự lựa chọn công việc phù hợp với bản thân và sử dụng các phương tiện bảo vệ khi làm việc - ảnh: TTXVT |
Cần nghiên cứu và minh bạch thông tin
“Đây là những minh chứng thông qua các phương pháp khảo sát bằng cách gặp trực tiếp với người lao động hay tổ chức đo đạc sơ bộ ngay trong môi trường nhà máy, tuy nhiên những công việc đó cũng mới chỉ để xác định vấn đề, cũng như xác minh xem liệu các vấn đề có thực sự xảy ra hay không và xảy ra với ai chứ chưa phải là chứng minh một cách khoa học.” – bà Hương nói.
Bà Ngô Minh Hương cho biết, Trung tâm mong muốn được cùng với các nghiên cứu khác của các Viện, các bộ ngành cùng với người lao động cùng chia sẻ những quan ngại chung. Đặc biệt, theo bà Hương, phải có một tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là về hóa chất trong ngành này.
“Tiêu chuẩn về hóa chất ở Việt
Bà Hương cũng đặc biệt nhấn mạnh cần quan tâm đến các loại bệnh không xảy ra ngay trong quá trình người lao động đang làm việc, do vậy, việc theo dõi sức khỏe công nhân cần được thực hiện trước, trong và cả sau khi các lao động tại nhà máy.
Tham dự tại một cuộc hội thảo do Diễn đàn Nhà báo Môi trường tổ chức mới đây tại Bắc Ninh, Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường khẳng định, cần đảm bảo hài hòa giữa lợi ích và sức khỏe người lao động bằng cách tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ các ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động, đồng thời rà soát đưa công việc sản xuất, láp ráp điện tử vào danh mục/nghề việc độc hại nguy hiểm
Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải cũng đề nghị, cần xây dựng hệ thống quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động về hóa chất, điện từ trường, phóng xạ đảm bảo an toàn cho người lao động, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động đối với các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Đặc biệt, Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải kiến nghị, cần có những nghiên cứu sâu về điều kiện lao động và ảnh hưởng sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhằm đưa ra những bằng chứng khoa học đáng tin cậy để có những chính sách phù hợp bảo vệ người lao động, cả vĩ mô và tại cơ sở.
Ngoài ra, cần có sự chia sẻ thông tin giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan thông tin, báo đài nhằm có những thông tin chính xác và cập nhạt về an toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường liên quan đến ngành công nghiệp điện tử.
Là một nước đi sau trong ngành công nghiệp điện tử, theo ông Hải, việc hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin là cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
Trước những thực tế nói trên, ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban, Ban tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng khẳng định, thông qua những thông tin về tác động môi trường tại một số nhà máy lắp ráp điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động sẽ là thông điệp bổ ích giúp đội ngũ công nhân lao động biết rõ về tài sản quý nhất của cuộc đời mình là “sức khỏe”, để họ tự lựa chọn công việc phù hợp với bản thân và sử dụng các phương tiện bảo vệ khi làm việc.
Ý kiến bạn đọc