(VnMedia) - “Chúng tôi đề nghị chúng ta cần bình tĩnh, phán xét tránh vơ đũa cả nắm, mạt sát cán bộ y tế. Vì thực tế còn rất nhiều cán bộ y tế rất vất vả” – đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đề nghị.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tiên |
Cần bình tĩnh, tránh “vơ đũa cả nắm”
Sáng nay (1/11), các đại biểu tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013. Những vấn đề nóng của ngành y lại một lần nữa được các đại biểu mổ xẻ.
Thông cảm với những sức ép từ xã hội trong những ngày gần đây, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang), Về một số vấn đề xảy ra trong lĩnh vực y tế gần đây, chúng tôi đề nghị chúng ta cần bình tĩnh, phán xét tránh vơ đũa cả nắm, mạt sát cán bộ y tế. Vì thực tế còn rất nhiều cán bộ y tế rất vất vả, những người làm công tác dự phòng, những người làm ở huyện, những người làm lao, phòng chống HIV rất vất vả…” - đại biểu Nguyễn Văn Tiên khách quan nói.
Thông cảm với bức xúc trong xã hội khi một số những sự việc xảy ra trong ngành Y gây thiệt hại đến tính mạng của nhân dân, nhưng đại biểu Tiên cho rằng, vì bức xúc quá nên nhiều ý kiến “cũng hơi vơ đũa cả nắm”.
“Hiện nay 3 ngành bảo vệ con người là ngành Y tế, giáo dục và tòa án là đang bị nêu xấu nhiều quá. Trong khi đó, họ có rất nhiều tích cực, chúng ta không nêu ra. Do đó, chúng tôi đề nghị các ngành cũng phải quan tâm, phải đưa công bố những thông tin nào cho đều” - đại biểu Tiên đề nghị.
Đại biểu tỉnh Tiền Giang cũng đề nghị các ngành, đặc biệt là ngành y tế phải xem xét trình Quốc hội sửa đổi lại một số quy định về chính sách liên quan đến ngành Y.
“Đặc biệt, chúng tôi đề nghị ngành Y nên tăng cường thanh tra và bố trí cán bộ luật sư, cán bộ xã hội ở các bệnh viện để giải thích cho xã hội, cho bệnh nhân biết những cái gì đã xảy ra trên góc độ pháp lý. Hiện nay, khi sự việc xảy ra người này nói thế này, người kia nói thế kia, không trên một cơ sở pháp lý cho nên xã hội người ta nghe người ta bị rối. Tôi đề nghị phải nghiên cứu xem xét vấn đề này” – đại biểu Tiên nói.
Liên quan đến vấn đề xã hội hóa trong ngành Y, đại biểu Nguyễn Văn Tiên cho rằng, trong tình hình đang xã hội hóa, thúc đẩy huy động các lực lượng xã hội để cùng tham gia chia sẻ với gánh nặng nhà nước, xây dựng các bệnh viện tư, các phòng khám tư, khi có những tiêu cực xảy ra như thế này không nên “vơ đũa cả nắm” để làm chột hại đến xu hướng đầu tư xã hội, khuyến khích phát triển y tế tư nhân, bệnh viện tư nhân.
“Thực tế hiện nay rất nhiều nước có đến 80 - 90% là bệnh viện tư nhân, người ta vẫn đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt cho bệnh nhân, miễn là nhà nước mua bảo hiểm y tế cho toàn dân. Do đó dư luận xã hội chúng ta đánh giá, nhận xét như thế nào cho vừa phải.” - đại biểu Tiên nhấn mạnh.
Vi phạm y đức, cần đuổi ra khỏi ngành vĩnh viễn
Mặc dù hết sức thông cảm, khách quan và kêu gọi người dân bình tĩnh khi phán xét các cán bộ y tế, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Tiên cũng đề nghị Bộ Y tế và các Sở Y tế nên nghiêm túc với những gì đã xảy ra, xử lý công khai để làm gương.
“Ví dụ như vụ cán bộ y tế dự phòng đã xử lý công khai là đuổi việc, chúng tôi nghĩ là xử lý cũng hơi nặng bởi vì dự phòng là rất vất vả. Hơi nặng bởi vì so với các khối khám chữa bệnh chúng ta đang xử lý quá nhẹ, cho nên chúng tôi đề nghị Bộ Y tế và các sở phải xử lý nghiêm. Những trường hợp vi phạm y đức chúng ta phải đuổi hẳn khỏi ngành y không cho làm việc ngành y nữa, vĩnh viễn. Có thế chúng ta mới đe dọa được những người coi thường bệnh nhân, còn nếu chúng ta cứ xử lý như thế này thì sẽ rất khó khăn.” - đại biểu Nguyễn Văn Tiên cương quyết.
Cùng chia sẻ ý kiến với đại biểu tỉnh Tiền Giang, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cũng nhận định: “Bỏ qua một vài trường hợp y đức đang xuống cấp, cần lên án thì nhìn chung tập thể y bác sỹ đã vượt qua những áp lực rất căng thẳng để cứu người và chăm sóc tốt sức khỏe của nhân dân.
Xuân Hưng
Ý kiến bạn đọc