(VnMedia) - Nhiều người nhắc đến Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường nhắc đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, trong cuộc đời cầm binh của mình, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp còn chỉ huy nhiều trận đánh lớn khác, góp phần thống nhất đất nước.
>>“Việc xếp hàng chứng tỏ sự lan tỏa của một nhân cách lớn”
>> Những di vật nghĩa tình người dân viếng Đại tướng
Chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn 2 miền Nam - Bắc, đưa đất nước ta về một mối thống nhất đến ngày nay. Trong chiến thắng lịch sử đặc biệt quan trong đó, với lý trí sáng suốt và kinh nghiệm chiến trường nhiều năm, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo quân và dân ta nhanh chóng chớp thời cơ giành độc lập dân tộc, thống nhất 2 miền Nam - Bắc. Có thể nói đây cũng là trận đánh lớn cuối cùng của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
VnMedia giới thiệu một số hình ảnh về Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Phóng sự ảnh này được chúng tôi trích lại từ cuốn sách tranh ảnh: “Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp”, do Nhà Xuất bản thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản.
|
Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chủ trì Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (13/12/1974- 8/1/1975).... |
|
Ngày 9/10/1974, Thường trực Quân uỷ Trung ương họp bàn nhiệm vụ quân sự mùa xuân năm 1975, thực hiện một bước kế hoạch tác chiến chiến lược. Thường trực quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch tiến công ở nam Tây Nguyên mà mục tiêu chủ yếu là Buôn Ma Thuột... |
|
Tổ thường trực Bộ tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, gồm Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Cao Văn Khánh và Đại tá Lê Hữu Đức... |
|
Ngày 25/3/1975, trong cuộc họp Bộ Chính trị, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường vụ Quân uỷ Trung ương đề nghị "vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến đánh các đảo và quần đảo Chính quyền Sài Gòn đang chiếm đóng", đề nghị này được Bộ Chính trị nhất trí. |
|
Quân uỷ Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4/1975). |
|
Điện mật số 1574 lúc 9h30 phút ngày 7/4/1975 của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dưới bí danh thân mật "Văn" gửi các đoàn quân đang tiến về giải phóng Sài Gòn: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa..."... |
|
Quân Giải phóng ào ạt vượt đèo Cả tiến vào giải phóng miền Nam.... |
Và đánh chiếm sân bay Tân Sân Nhất... |
|
Vào lúc 11h30 phút, ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng quân giải phóng mang số hiệu 390 của Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203 do Trưởng xe Vũ Đăng Toàn chỉ huy là chiếc xe đầu tiên húc đổ cách cổng chính Dinh Độc lập (nay là Hội trường Thống Nhất), sào huyệt cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn. |
|
Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đổ ra đường chào đón đoàn quân giải phóng tiến vào thành phố... |
|
"Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có"- Trích từ sách "Chiến thắng tại Việt Nam" của tác giả Peter Mac Donald. |
|
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (bìa phải) và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp nhau tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đại thắng (tháng 5/1975). |
Ý kiến bạn đọc