Sau những giọt nước mắt luyến tiếc, xót xa khi biết tin Đại tướng đã mất, người thân, con em làng An Xá không bao giờ quên được kỉ niệm lần cuối đại tướng về thăm quê...
Tự tay trồng 2 cây thuốc quý
Tạm giấu đi những cảm xúc xót xa, tiếc nuối về người ông, người Anh hùng của dân tộc đã quá cố, ông Võ Đại Hàm (70 tuổi, cháu đại tướng), người trông coi ngôi nhà lưu niệm trầm ngâm kể lại ấn tượng sâu đậm lần cuối cùng đại tướng về thăm quê.
|
Sau đó ông đến nhà thờ chi phái đang xây dở ngắm nghía, chụp ảnh, trò chuyện nhanh với bà con hàng xóm rồi đi lên huyện.
Nghe đâu lên huyện, ông nói chuyện với cán bộ huyện rồi đi ra Đồng Hới nói chuyện với cán bộ cốt cán tỉnh và gặp gỡ bà mẹ Ngèng, người trồng cây phi lao trên cát ở Quảng Bình rồi ra Hà Nội" - tay mân mê những chiếc lá của cây thuốc sâm đắng ngay trước sân nhà, ông Hàm kể lại.
Cũng theo ông Hàm, thường thì mỗi lần về thăm quê, ông Giáp sẽ tranh thủ đi hỏi thăm làng xóm, dặn dò bà con nhân dân cố gắng duy trì nghề truyền thống chiếu lác của làng, dù cống hiến, hi sinh cho cách mạng nhiều nhưng cùng đừng ỷ lại, chờ đợi, mà hãy tự vươn lên.
Còn đối với cán bộ, ông dặn phải đoàn kết, luôn coi trọng nhân dân, lắng nghe nhân dân, không được bảo thủ.
Cụ Trần Hữu Cận (SN 1934, thôn An Xá) nhớ lại, lần cuối đại tướng về ông vẫn nhớ là vào năm 2004, nhưng không nhớ rõ ngày, tháng nào.
|
Cụ cũng thấy có 2 cây lạ mới trồng trong vườn, hỏi ra mới biết đại tướng mới tự tay trồng, đó là cây sâm đắng và cây đào phỏng.
Lời dặn dò day dứt
Cũng theo ông Hàm, là người thân trong nhà, được tiếp xúc với Đại tướng nhiều, nhưng cũng chính trong chuyến về quê lần cuối, Đại tướng đã dặn một điều sâu sắc nhất mà ông day dứt, tâm đắc mãi.
|
Ông Hàm còn kể nhiều về sự giản dị, gần gũi của Đại tướng dù thời gian quá hạn hẹp, nhưng về quê là cụ cố gắng đến thăm hỏi bà con, hàng xóm, đến các trường học, dặn dò học sinh phải chăm ngoan, học giỏi rồi đến nghĩa trang huyện thắp hương.
Ông Bùi Hữu Sơn (thôn trưởng thôn An Xá) là người may mắn được bắt tay Đại tướng trong lần cuối cùng ông về thăm quê. Nhớ lại giây phút đó, lòng ông lại xốn xang, bịn rịn.
Cây Đào phỏng mà Đại tướng lấy từ quê mẹ ở xã Sơn Thủy về trồng trong lần cuối về thăm quê. |
"Thấy tôi hai ống quần xắn đến đầu gối, mặc bộ quần áo lao động đã cũ sờn, bác Giáp đã đưa tay nắm lấy tay tôi và dặn hãy quan tâm đến bà con, động viên họ chăm chỉ, cố giữ nghề chiếu lác của làng.
Làm cán bộ nhớ lấy dân làm gốc, coi trọng dân, vì có dân là có tất cả, đừng bao giờ xa rời dân, chuyên quyền, độc đoán" - ông Sơn kể lại.
Ông Trần Hữu Cận vẫn nhớ mãi lần cuối cùng gặp Đại tướng, dù không trực tiếp được chuyện trò, nhưng lời dặn dò chung với bà con "phải luôn biết cố gắng, không chờ đợi, ý lại từ nhà nước vì nhà nước ta còn nghèo khó lắm" khiến ông day dứt mãi.
Ý kiến bạn đọc