(VnMedia) - Sáng 20/9, buổi họp báo “Ngày Tê giác thế giới 2013 - Sừng tê giác không giúp bạn thể hiện đẳng cấp cũng không phải là thần dược” đã được tổ chức sau khi một đoàn đại biểu của Việt Nam sang thăm và làm việc tại Nam Phi…
>> Tiêm chất độc vào sừng tê giác để chống săn trộm
>> Hãy gặm móng tay thay vì sử dụng sừng tê giác
Những con tê giác bị giết hại để cắt sừng, trong khi sừng của nó chỉ có tác dụng như... sừng trâu |
Đoàn đại biểu Việt Nam gồm Đại biểu Quốc hội, nhà báo, nghệ sỹ, cán bộ cảnh sát môi trường và các nhà bảo tồn vừa trở về Hà Nội sau chuyến thăm và làm việc 10 ngày tại Nam Phi về vấn đề buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia. Các đại biểu đã được trực tiếp chứng kiến những ảnh hưởng của nạn buôn bán trái phép sừng tê giác xuyên quốc gia tới sự tồn tại của loài này ở Nam Phi.
Đoàn đại biểu Việt Nam gồm có Ông Võ Tuấn Nhân - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Ông Nguyễn Việt Tiến - Phó phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an Tp. Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – Báo Lao động; và Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Bắc cùng các cán bộ của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV).
Người ta đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua sừng tê giác với hy vọng chữa bệnh, hoặc để thể hiện đẳng cấp, tuy nhiên, nó chỉ có mỗi một tác dụng là... giảm nóng sốt |
Trong thời gian làm việc tại Nam Phi – nơi cung cấp nguồn sừng tê giác chính cho các thị trường tiêu thụ trên thế giới – đoàn đại biểu đã tới thăm Vườn quốc gia Kruger. Tại đây, các thành viên của đoàn đã được tận mắt chứng kiến hậu quả của việc buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia.
Đại biểu Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho biết: “Tại Vườn quốc gia Kruger, chúng tôi đã nhìn thấy một cảnh tượng thật khủng khiếp, xác một cá thể tê giác đã bị bắn chết hơn một tuần để lấy sừng. Các bạn Nam Phi cho biết: Từ tháng 1 đến nay, đã có 635 cá thể tê giác Nam Phi bị săn bắn để lấy sừng – và gần 2/3 trong số đó bị giết hại ngay tại Vườn quốc gia Kruger này.”
Nhu cầu về sừng tê giác ngày càng tăng là mối đe dọa chính đối với tê giác Nam Phi. Việt Nam hiện bị coi là một trong những thị trường lớn trên thế giới về tiêu thụ sừng tê giác, nơi mà rất nhiều người vẫn còn tin vào những đồn thổi về khả năng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác hay coi đó là cách thể hiện đẳng cấp xã hội.
“Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những bộ xương của những cá thể tê giác đã chết, tất cả còn lại chỉ là da và xương - những chiếc sừng đã bị bọn săn trộm lấy đi”, Nghệ sĩ Xuân Bắc, người vừa chính thức trở thành Đại sứ bảo vệ Tê giác trong ngày hôm nay kể lại. Anh cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đừng để bị lừa và cũng đừng lãng phí tiền của chính mình chỉ vì những kẻ buôn lậu hám lợi. Chúng ta cần phải dừng lại trước khi mọi việc trở nên quá muộn đối với loài tê giác.”
Tổ chức phi lợi nhuận của Nam Phi - Quỹ Bảo tồn Tê giác (Rhinose Foundation) là đơn vị phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức chuyến đi đầy ý nghĩa này. Chuyến thăm và làm việc là dịp để các đại biểu của Việt
“Tôi hy vọng chuyến đi thực tế lần này đã giúp đoàn đại biểu Việt
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cũng đồng quan điểm rằng chuyến đi này là cơ hội quý báu giúp nâng cao nhận thức cho người dân Việt
Những nghiên cứu về sừng tê giác cho thấy, loại sừng này có tác dụng làm giảm nóng (sốt), một tác dụng cũng có ở… sừng trâu. Trong khi đó, để bảo vệ tê giác, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách... tiêm thuốc độc vào sừng của con tê giác để tránh cho chúng bị săn trộm.
Ý kiến bạn đọc