(VnMedia) - Hiện tại, bão số 8 đã gây gió giật cấp 7 ở đảo Bạch Long Vĩ, đảo Lý Sơn và đảo Phú Quý. Trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam…
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây bão số 8, trong 2 ngày qua (tính đến 13h ngày 18/9) ở khu vực Trung Trung Bộ và các tỉnh bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 100 – 200mm, một số nơi có mưa lớn hơn như: Thạch Hãn (Quảng Trị) 265mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 364mm; Lý Sơn (Quảng Ngãi) 378mm; EaHleo (Đắc Lắc) 343mm…
Đặc biệt, ở đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 17m/s (cấp 7); đảo Cồn Cỏ gió mạnh 10m/s (cấp 5), giật 17m/s (cấp 7); đảo Lý Sơn gió mạnh 11m/s (cấp 6), giật 18m/s (cấp 8); đảo Phú Quý gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 19m/s (cấp 8)…
Hồi 16 giờ chiều nay (18/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4 giờ ngày 19/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng
Trong khoảng 12 đến 24h tiếp theo áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây
Đến 16 giờ ngày 19/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.
Ở Vịnh bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi từ đêm nay (18/9) gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão đi qua cấp 7, giật cấp 8; Cần đề phòng nước biển dâng từ 1,5 đến 2m.
Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to; riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai có mưa to đến rất to.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động.
Hình ảnh dự báo đường đi của bão số 8 |
Quảng
Do mưa lớn liên tục kéo dài, đến 16 giờ ngày 18/9, mực nước các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lên cao, nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây chia cắt giao thông, trong đó 4 xã vùng biên giới thuộc huyện Tây Giang đang tạm thời bị cô lập.
Theo TTXVN, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến đường lên 4 xã vùng biên Tây Giang, gồm Gary , Tr’hy, Ch’ơm và Axan tạm thời bị cô lập do bị sạt lở nhiều điểm. Cụ thể, tuyến đường từ xã Lăng đi Axan xảy ra sạt lở tại thôn Abanh I, ước tính khối lượng sạt lở 400 m3. Tuyến đường từ xã Tr’hy đi thôn Dầm I bị sạt lở taluy âm gây đứt đường hơn 15 m; tuyến đường từ trung tâm xã Axan đến thôn Arầng II, bị sạt lở ta luy dương 3 điểm với khối lượng sạt lở khoảng 250 m3. Đường Hồ Chí Minh và tuyến đường dẫn vào trung tâm hành chính huyện Tây Giang cũng xảy ra sạt lở taluy dương 5 điểm, ước tính khối lượng sạt lở 340 m3 khiến giao thông bị gián đoạn. Huyện Tây Giang đang huy động xe cơ giới tích cực khắc phục. Nguy cơ sạt lở cao khiến huyện Tây Giang phải tiến hành di dời khẩn cấp 7 hộ dân tại xã Bhlêê, Avương và Atiêng.
Xã Tàbhing (huyện Nam Giang) xác nhận: Vào chiều 18/9, trên địa bàn xã đã có 1 người bị nước lũ cuốn trôi. Nạn nhân được xác định là Alăng Mốp (20 tuổi), bị nước lũ cuốn trôi khi băng qua sông Thanh trở về thôn Pà Rồng, xã Tàbhing. Chính quyền và người dân vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân. Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là người ở xã Mà Cooih (huyện Đông Giang), đang tạm trú tại thôn Pà Rồng, xã Tàbhing. Lũ xuất hiện đột ngột cũng đã cuốn trôi 7 con bò của người dân tại các xã Avương, Tr’Hy và Atiêng. Mưa lớn cũng làm một số diện tích lúa nước và các loại hoa màu trên địa bàn huyện Tây Giang bị ngập úng, có khả năng mất trắng hoàn toàn.
Nhờ chủ động xây dựng kho thóc dự trữ, trên địa bàn huyện đã có gần 18 tấn thóc được cất giữ trong các kho thóc tình thương của các xã, thôn, đảm bảo cung ứng lương thực cho người dân khi bị mưa lũ chia cắt kéo dài.
Ý kiến bạn đọc