Theo ông Mai Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, dự án xây dựng đường sắt trên cao nối từ Mỹ Đình (Hà Nội), đi qua Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam) đến Bái Đính (Ninh Bình) để khép kín vùng du lịch trọng điểm phía Bắc, tạo tiềm năng kinh tế và giải quyết được lượng lớn việc làm.
"Mặc dù hiện nay, tuyến đường từ Hà Nội đến Ninh Bình cũng có khá nhiều con đường, tuy nhiên đường sắt trên cao chủ yếu là để phục vụ khách du lịch. Đây là đường độc đạo, đường trên không nên phải gắn với sinh thái, gắn với thiên nhiên, giống như ở nước ngoài, người ta vừa đi vừa ngắm cảnh ở trên cao, chứ còn đi ôtô thì nói làm gì" - Ông Mai Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà
Theo ông Mai Tiến Dũng, dự án xây dựng đường sắt trên cao nối từ Mỹ Đình (Hà Nội), đi qua Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam) đến Bái Đính (Ninh Bình) để khép kín vùng du lịch trọng điểm phía Bắc, tạo tiềm năng kinh tế và giải quyết được lượng lớn việc làm.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà
|
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Đất Việt, ông Mai Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, dự án này hiện nay mới đang báo cáo Thủ tướng về chủ trương chứ chưa bắt đầu.
"Mọi kế hoạch thực hiện như thế nào, ra sao thì vẫn còn phải nghiên cứu. Ít nữa còn phải cử người sang
Theo ông Dũng, vì bây giờ mới là đang báo cáo, đề xuất nên về nguồn kinh phí thực hiện dự án đường sắt trên cao nối từ Mỹ Đình (Hà Nội) đến Tràng An (Ninh Bình) vẫn chưa được dự trù.
Trả lời câu hỏi: liệu dự án đường sắt trên cao này có khả thi hay không? Ông Dũng cho biết vẫn còn phải nghiên cứu thêm nhưng chắc chắn là phải làm.
"Riêng đường sắt trên cao đi qua Hà Nam sẽ rơi vào khoảng 40km, và nếu chỉ sử dụng riêng nguồn vốn của tỉnh thì sẽ không đủ, nên chúng tôi đang đề xuất huy động thêm doanh nghiệp đầu tư để làm.
Về thời gian bắt đầu thực hiện dự án thì vẫn chưa thể biết trước được, vì còn phải khảo sát, lập dự án... rất nhiều công đoạn, hiện nay mới chỉ là xin ý kiến" - Ông Dũng nói.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, nếu dự án này được thực hiện, sẽ có tác động lớn đến kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Nam, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
"Đặc biệt là tăng trưởng kinh tế về thương mại dịch vụ sẽ tốt lắm. Dự án này rất tuyệt vời" - Ông Dũng cho biết.
Trước băn khoăn tuyến đường từ Hà Nội đến Ninh Bình đã có khoảng 3-4 con đường khác nhau (đường Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ...), vậy việc xây dựng thêm đường sắt trên cao liệu có phù hợp với tình hình kinh tế đang khó khăn như hiện nay? Ông Dũng giải thích:
"Đây là đường độc đạo, đường trên không nên phải gắn với sinh thái, gắn với thiên nhiên, giống như ở nước ngoài, người ta vừa đi vừa ngắm cảnh ở trên cao, chứ còn đi ôtô thì nói làm gì? Mục đích của dự án này là để phục vụ khách du lịch, chứ không phải khách đi đường bộ".
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, lượng khách du lịch đến Hà Nam hiện nay rơi vào khoảng 40.000 - 50.000 người, còn sau này nếu có sự đầu tư hạ tầng và đưa chất lượng hạ tầng du lịch vào thì chắc chắn sẽ tăng cao hơn các nơi khác.
"Quan điểm của tỉnh Hà
Vào tháng 6/2010 Vinaconex đề xuất Chính phủ phương án xây dựng tàu điện 1 ray trên cao cho tuyến đường Văn Cao-Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng-Láng-Hòa Lạc có chiều dài 38km, tổng mức đầu tư trên 5.800 tỷ đồng (tương đương khoảng 8 triệu USD/km).
Trên toàn tuyến dự kiến xây dựng 14 nhà ga. Tàu chạy với tốc độ 60-70km/h, công suất thiết kế chuyên chở khoảng 60.000 hành khách/ngày/hướng.
Ý kiến bạn đọc