(VnMedia) - Chỉ còn ở Việt
Một ngày giữa tháng 8, khi siêu bão số 7 vừa được dự báo đổ bộ vào Trung Quốc và vùng Bắc Bộ của Việt Nam thì đang nơm nớp lo đối phó với một đợt mưa mới, đoàn nhà báo chuyên theo dõi môi trường đã có một cuộc gặp mặt ấn tượng với những người làm công tác “đo nắng, đo mưa” khu vực Việt Bắc tại trung tâm khí tượng thủy văn Tuyên Quang. Tại đây, những bất ngờ về một ngành khí tượng thủy văn còn đầy khó khăn của Việt
Trạm đo mưa tự động thành phố Tuyên Quang |
Trạm đo mưa... nhân dân
Những năm gần đây, sự bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu đã gây nên nhiều trậnmưa lớn mà người ta gọi là những trận mưa “lịch sử. Đặc biệt, sau khi Hà Nội hứng trận lụt kinh hoàng năm 2008, những thuật ngữ như “lượng mưa đo được tại trạm... là... mm” đã bắt đầu khiến người dân quan tâm bởi nghe nói, trong trận lụt đó, Hà Nội đã mưa lên đến hơn 500mm. Tuy nhiên, ý nghĩa của những con số đó như thế nào và nó được đo ra sao thì những người ngoài ngành hầu như không biết. Tuy nhiên, trong thời buổi mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, khi mà Việt Nam đã 2 lần phóng vệ tinh lên vũ trụ thì chúng ta sẽ không thể tưởng tượng nổi, việc đo mưa ở nhiều nơi trên đất nước ta vẫn được thực hiện bằng.... tay.
Theo lời kể của ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc thì do chưa đủ tiền để trang bị đủ số lượng các trạm đo mưa tự động nên việc đo mưa nhiều nơi vẫn phải dùng bằng phương pháp thủ công. Đặc biệt, ở những nơi núi cao hiểm trở, nhân viên của các trạm khí tượng thủy văn không thể đến được nên ngành khí tượng thủy văn đã ký hợp đồng với người dân địa phương để họ thực hiện các thao tác đo mưa và báo về cho trung tâm. Những trạm đo mưa này được gọi là “trạm đo mưa nhân dân” và hiện trên thế giới chỉ còn một vài nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia là còn tồn tại. Các nước khác đều đã tự động hóa.
“Từ khi thành lập ngành khí tượng thì mạng lưới của chúng tôi đã quá thưa so với thế giới. Do đó không đủ điều kiện đành phải thuê nhân dân đo mưa. Trạm đo mưa nhân dân gồm một ống đo theo tiêu chuẩn kỹ thuật, những sổ đo mà có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, có hợp đồng dân sự và tiền được chuyển trực tiếp đến gia đình. Chúng tôi cũng phải lắp đặt điện thoại và trả tiền điện thoại cho dân. Hiện nay toàn khu vực Việt Bắc vẫn duy trì 70 trạm đo mưa nhân dân” – ông Minh cho biết.
Theo ông Minh, trạm đo mưa nhân dân có hạn chế là số liệu điện báo là tích cóp. Dù 1 ngày người dân báo về nhiều lần nhưng số liệu mỗi vẫn đo vẫn phải tích cóp trong khoảng vài giờ đồng hồ. Trong khi đó, trạm đo mưa tự động sẽ báo số liệu thực vào thời điểm thực tế và báo về ngay trung tâm. Tuy nhiên, ông Minh lại cho rằng, đo mưa theo kiểu nhân dân thì chính xác, còn đo mưa theo máy móc thì chưa chắc đã chính xác và cần kiểm chứng lại vì “máy móc phải mua ở nước ngoài”, do đó mình phải có kiểm chứng.
Ngay với trạm đo mưa tự động, theo ông Minh, cũng có rất nhiều loại. “Lắp sim cũng tùy theo, cứ 5 phút có một báo cáo thì “tiền khác”, 10 phút báo cáo thì “tiền khác” và một tiếng báo cáo một lần “tiền lại khác”. Chúng tôi do áp lực về kinh tế nên cố gắng lắm cũng chỉ đầu tư lắp đặt loại báo cáo một tiếng một lần thôi” – ông Minh chia sẻ.
Trần Ngọc Minh, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc |
Công an, quân đội đều nhờ ngành... dự báo
Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc tiết lộ, những số liệu về thời tiết của ngành khí tượng thủy văn không chỉ phục vụ cho công tác dự báo thời tiết mà rất nhiều ngành khác cũng cần đến, trong đó có những ngành như công an, bảo hiểm...
“Hiện nay có nhiều người nhầm, ngay cả các nhà lãnh đạo cũng rất nhiều người nhầm về tỷ trọng để giải quyết vấn đề thủy văn không phải chỉ riêng về dự báo. Chúng tôi có 302 cán bộ làm công tác khí tượng thủy văn nhưng chỉ có 50 cán bộ làm công tác dự báo, còn 250 cán bộ khác làm công tác điều tra cơ bản” – ông Minh cho biết.
Theo ông Minh, đo đạc xử lý số liệu, tổng kết lại quy luật tự nhiên còn giúp cho các ngành xây dựng, giao thông thủy, hàng không... và những ngành kinh tế xã hội khác, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Ngoài ra, quy hoạch thành phố, khu dân cư... nếu không có số liệu của ngành khi tượng thủy văn cũng không thể thực hiện được.
“Nếu tích cực đo đạc thì số liệu ấy là xác thực, khi xây dựng cầu, khu dân cư thì bao giờ cũng phải dùng số liệu này để tính. Thiếu số liệu khí tượng thủy văn thì không thể thiết kế được. Khi dự báo trên đài, mọi người chỉ chú ý tới dự báo thôi, người ta tưởng chỉ có dự báo thôi. Nhưng thực ra, các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, quân đội, bảo hiểm, công an,… đều tìm đến chúng tôi. Ví dụ như vụ án rất đặc biệt như cướp tiệm vàng chẳng hạn, công an hỏi chúng tôi là xác định lúc 1,2 giờ sáng đó có mưa hay không?” – ông Minh chia sẻ.
Cũng theo ông Giám đốc đã có mấy chục năm trong ngành khí tượng thủy văn, gần đây, ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm với tàu trên sông, sương mù đắm tàu... đều tìm đến ngành khí tượng thủy văn. “Họ phải tìm đến chúng tôi để xác định lại xem hôm ấy ở đầu sông Lô có sương mù hay không?... “ - ông Minh cho biết.
Một thông tin cũng khá bất ngờ cũng được ông Minh “tiết lộ”, đó là thông tin thời tiết giúp ích rất nhiều cho quân đội. “Các bạn hãy tưởng tượng là với tên lửa, pháo... độ ẩm không khí ảnh hưởng đến đường đạn, nếu độ ẩm khác thì đường đạn đi khác. Vừa hôm qua có người hỏi tôi là phân vùng nhiệt độ của các anh là nhiệt độ khoảng bao nhiêu. Hỏi họ là biết để làm gì, họ bảo để phát quân trang quân dụng cho hợp lý. Như vậy là tài liệu khí tượng thủy văn dần dần đi vào cuộc sống” – ông Giám đốc đã mấy chục năm trong ngành Khí tượng Thủy văn tự hào nói.
Ý kiến bạn đọc