Bộ Y tế và Bộ GTVT lại vừa một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô...
Năm 2008, quy định “ngực lép” không được lái xe do Bộ Y tế ban hành đã bị dư luận phản ứng. Nay quy định này lại được Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô… (sau đây gọi tắt là dự thảo).
Quy định về "vòng ngực" trong Dự thảo |
Nói không với thấp bé, nhẹ cân
Theo dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có “ngực to” sẽ có nhiều cơ hội để được “lái xe to”. Cụ thể, nếu ngực ở ngưỡng 74-76 cm thì được cấp bằng lái xe hạng A3, A4, B2; còn to hơn nữa sẽ đủ điều kiện lái xe siêu trường, siêu trọng hạng C, D, E, F, A2…
Theo dự thảo, người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m được xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe máy 50 cm3 trở lên. Ảnh: HTD
Chưa dừng lại, những người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3 trở lên. Còn nếu chiều cao đạt nhưng trọng lượng cơ thể không đạt mức tối thiểu 40 kg, người dân cũng không đủ điều kiện để được lái xe. Và cũng như tiêu chuẩn “ngực to được lái xe to”, người càng cao, càng nặng thì càng có cơ hội để lái xe to và dài. Trong đó, nếu cao 1,62 m và nặng 47 kg trở lên thì sẽ được cấp bằng C, D, E, F, A2...
Lực sĩ mới được lái xe
Chỉ to, cao, nặng thôi vẫn là chưa đủ, bởi dự thảo còn yêu cầu người thi bằng lái xe phải có sức khỏe như “lực sĩ”. Cụ thể, muốn lái xe máy thì cả đàn ông, đàn bà phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg.
Anh Nguyễn Văn Ngọc - chủ một trung tâm thể hình ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng đây là một quy định hết sức vô lý. “
Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cũng tỏ ra hết sức ngỡ ngàng với những đề xuất trên. “Ô tô, xe máy bây giờ từ cần số, vô lăng, tay lái đều điều khiển được một cách nhẹ nhàng chứ có phải như thời xa xưa đâu mà đặt tiêu chuẩn lực bóp, lực kéo cao đến thế. Hơn nữa, theo nhận định của tôi thì nguyên nhân gây tai nạn không phải do người “ngực lép”, lực bóp, lực kéo yếu gây ra” - ông Tạo nói.
Da liễu, suy thận cũng khó được lái
Ngoài những tiêu chuẩn trên, dự thảo cũng xếp những người bị các bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô tô tải nặng.
Ngay cả những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; giãn tĩnh mạch thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn; áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...
Ý kiến bạn đọc