Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Bảo hiểm y tế luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định như là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội, cần được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.
Theo báo cáo của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ y tế), những năm qua số người tham gia BHYT gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2010 là 52,407 triệu người, bằng khoảng 60% dân số. Năm 2011 là 57,982 triệu người, tương đương khoảng 64,9% dân số. Và năm 2012, đã có 59,164 triệu người có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 67% dân số. Trong quá trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT, Bộ y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ các cơ chế hỗ trợ tham gia BHYT. Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo thuộc 62 huyện nghèo và hộ mới thoát nghèo. Trong những năm gần đây, số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh cả về số lượng và tần suất tại tất cả các tuyến y tế. Năm 2012, ước tính có 121 triệu lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, tănggần 2,6 triệu lượt so với năm 2011. Bên cạnh đó, quyền lợi của người tham gia BHYT được bảo đảm và ngày càng mở rộng theo đúng quy định. Từ năm 2010 đến nay, quỹ BHYT đã dư trên 12 ngàn tỷ đồng. Nguồn thu từ BHYT đã đóng góp khoảng 80% tổng kinh phí phục vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, góp phần nâng chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Chính sách BHYTđã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việclựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe cho bản thân. Người tham gia BHYT ngày càng hiểu rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT, nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệmthực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. BHYT đã trở thành một phần trong nhu cầu đời sống xã hội của nhân dân và dành được sự quan tâm của mọi đối tượng. Đây không chỉ là kết quả của việc thực thi nghiêm pháp luật về BHYT của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan mà còn là kết quả có quá trình kiên trì tuyên truyền, vận động với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan ngôn luận, cơ quan truyền thông.Những kết quả đã đạt được này, được xem là cơ sở vững chắc để thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra khi thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân. Hiện vẫn còn hơn 30% dân số chưa tham gia BHYT, trong đó có cả những người thuộc đối tượng có trách nhiệm phải tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, người thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Nguyên nhân được nhận diện là từ chính sách pháp luật đến cách thức tổ chức thực hiện như: Thiếu những quy định chặt chẽ, rõ ràng và đủ mạnh trong Luật BHYT và các văn bản dưới Luật; vai trò của hệ thống chính trị chưa được phát huy đầy đủ; Việc tuân thủ pháp luật về BHYT và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong tổ chức thực hiện Luật BHYT còn hạn chế; Công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu; Khả năng đáp ứng, tiếp cận dịch vụ y tế và chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân; Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành của địa phương còn thiếu chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện chính sách BHYT…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, với bảo hiểm y tế tự nguyện mệnh thẻ chưa đến 500 ngàn đồng nhưng được chi trả tới 30-40 triệu đồng, bảo hiểm y tế chính là cái phao cứu sinh của người dân khi bị bệnh. Đây là chính sách an sinh xã hội vừa có sự hỗ trợ của Nhà nước vừa huy động nguồn lực xã hội và phải được thực hiện nghiêm tục, hiệu quả. Trong thời gian tới, với sự đồng bộ của các chính sách về đầu tư hệ thống y tế, đổi mới chính sách tài chính y tế, chính sách BHYT, cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị“Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, giai đoạn 2012-2015 và đến 2020”thì mục tiêu tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT đến năm 2020 đạt tỷ lệ bao phủtrên 80% dân số là hoàn toàn khả thi.
Những vướng mắc về cơ chế, chính sách, vềđầu tư hệ thống y tế và huy động nguồn lực xã hộicần sớm được tháo gỡ, góp phần tạo nguồn lực tài chínhcho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân công bằng, chất lượng và phát triển.
Ý kiến bạn đọc