(VnMedia) - Quan trọng nhất trong chống lãng phí là việc tổ chức thực hiện. Việc này cần có sự giám sát của các cơ quan truyền thông bởi báo chí là công cụ rất hữu hiệu... Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong buổi thảo luận tổ chiều 6/6 về Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Giám sát là khâu quan trọng
Phát biểu tại tổ, đại biểu Lê Văn Tân (Hà
“Trong quy định của Dự thảo cho phép Thủ trưởng cơ quan có quyền chọn 1 trong 4 hình thức công khai. Tôi đề nghị chọn hình thức phải đưa lên trang thông tin của cơ quan, đơn vị đó tất cả các thông tin, tài liệu không phải là mật để người dân giám sát. Còn nếu được chọn một trong 4 hình thức thì khả năng tiếp cận thông tin là rất khó” - đại biểu Lê Văn Tân nói.
Đại biểu Lê Văn Tân: Cần đưa cơ quan báo chí vào giám sát |
Đặc biệt, đại biểu Tân đề nghị đưa cơ quan báo chí vào để giám sát và có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan báo chí giám sát việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. “Thực tế, cơ quan báo chí thực hiện chức năng giám sát với hiệu quả khá tốt, tôi vẫn nhớ có 1-2 lần khi báo chí đưa tin, ảnh và bình luận về việc sử dụng xe công khi đi lễ hội, chỉ một vài bài nhưng tình trạng này giảm hẳn. Bây giờ nếu có cũng chỉ lẩn khuất, người đi xe công rất ngại, không muốn bị đưa lên mặt báo là thực hiện không đúng quy định.
Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, muốn sửa đổi Luật phải có tổng kết việc thực hiện luật hiện hành. “Ví dụ hình thức công khai. Giám sát công khai là vấn đề quan trọng, tuy nhiên, nhiều cơ quan tổ chức chọn hình thức dễ nhất nhưng không phổ biến được, ví dụ như hình thức công bố trong cuộc họp. Vì vậy nhân dân không biết được. Muốn giám sát thì hoạt động công khai phải đảm bảo nhân dân tiếp cận được thông tin. Tôi muốn tìm hiểu về việc thực hiện quy định này nhưng báo cáo không thấy tổng kết nên không có thông tin. Cần phải có đánh giá cụ thể từng quy định xem bất cập gì thì mới biết cần sửa đổi bổ sung gì” - đại biểu tỉnh Quảng Bình góp ý.
Đồng quan điểm với đại biểu Tân, đại biểu Cường cho rằng vai trò của báo chí trong việc giám sát là rất quan trọng, cần đưa vào luật.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng nêu lên hai công cụ mạnh trong việc giám sát, đó là thanh tra và kiểm toán. Tuy nhiên, theo đại biểu Cường thì các hoạt động này phải có quy định cụ thể hơn trong luật bởi “có rất nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán đến rồi đi, kết luận là không có chuyện gì. Sau đó lại phát hiện là có lãng phí. Vậy thì ông thanh tra, kiểm toán có chịu trách nhiệm gì không? Quyền lực thì rất lớn, vào kiểm tra là người ta sợ, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm gì thì không hợp lý” - đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.
Luật nặng về "hiệu triệu"
Góp ý sửa luật, hầu hết các đại biểu đều cho rằng, quy định của Luật cũ và các luật liên quan có rất nhiều và khá chặt chẽ, nhưng quan trọng là khâu thực hiện như thế nào chứ không phải cứ thấy có vấn đề là lại đem luật ra sửa, và như vậy là không hiệu quả.
Nói về việc cần thiết sửa luật, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu ví dụ về việc trong luật hiện hành có quy định người nào gây ra lãng phí thì phải bồi thường một phần và toàn bộ theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật hiện lại chưa có quy định đó.
"Trong báo cáo tổng kết cũng không nêu lên có bao nhiêu trường hợp bị bồi thường do gây ra lãng phí và không biết trên thực tế, quy định này có được thực hiện không, nếu không được thực hiện thì vì lý do gì"- đại biểu Cường thắc mắc.
Đại biểu Lê Thị Nga: chưa bao giờ hy vọng vào những loại luật có tính chất “hiệu triệu” như thế này |
Đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Thái Nguyên) đánh giá, so với luật thực hiện trước đây 7 năm, Dự thảo có những điểm quy định rõ hơn, “nhưng đọc tổng thể vẫn còn mang tính hô hào nhiều, phải thế này phải thế kia, còn quy định cụ thể về cơ chế và điều khoản để thực hiện, đọc thì thấy hay nhưng áp dụng thực hiện sẽ khó” - đại biểu Thanh Tùng khẳng định.
Về cơ chế giám sát, đại biểu Thanh Tùng cũng nêu một bất cập là người tố cáo phải chứng minh được điều mình tố cáo là có cơ sở. “Ở nước ngoài, người bị tố cáo phải chứng minh là mình trong sạch, còn ở Việt
Tương tự, đại biểu Nguyễn Bạch Ngân (Bà Rịa Vũng Tàu) cũng băn khoăn về tính khả thi của Dự thảo luật, vì nhiều điều khoản còn quy định chung chung, khó hiểu, chưa cụ thể rõ ràng, “không biết thực hiện có khả quan hơn Luật cũ không”, như quy định “giải trình trước công luận” hay “phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, quy định trong khu vực tư nhân còn hình thức, mang lời hiệu triệu kêu gọi, hoặc trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng của nhân chưa quy định rõ, cơ chế kiểm soát và chế tài chưa có, chỉ mang tính khuyến khích và động viên.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa Vũng Tàu) thì cho rằng, trong thực tế, lãng phí mới là nhiều và lãng phí còn nặng hơn tham ô. Vì vậy, đại biểu Tuyết đề nghị nên lấy tên luật là “phòng chống lãng phí và thực hành Tiết kiệm”.
Đặc biệt, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) thẳng thắn nói rằng, bà “chưa bao giờ hy vọng vào những loại luật có tính chất “hiệu triệu” như thế này”. Đại biểu Lê Thị Nga cũng cho rằng, cái sai chính là ở khâu thực hiện thì phải sửa ở khâu đó chứ không phải ở luật, vì vậy không nên mang luật ra sửa khi chưa có tổng kết.
“Ví dụ như chúng ta xem tivi, quanh năm thấy đưa tin khởi công động thổ… nếu chiểu theo luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí hiện hành thì như vậy có đúng không? Có vi phạm không? Điều này cần làm tốt, rõ ràng trước khi sửa luật” - đại biểu Nga nói.
Ngoài ra đại biểu Lê Thị Nga cũng cho rằng, Dự thảo luật vẫn có những quy định chung chung mà không cần có thì vẫn thực hiện được. Theo bà, những loại luật không có chế tài rõ ràng thì không nên xây dựng. “Theo tôi, chưa đến mức phải sửa luật này, nên tổng kết cho kỹ” - đại biểu tỉnh Thái Nguyên đề xuất và còn cho rằng, nếu làm thật chặt theo các luật chuyên ngành thì “không cần có luật này”.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường: "“Định mức là cực kỳ quan trọng, phải lấy làm thước đo, nếu dưới định mức mà đạt hiệu quả là tiết kiệm, vượt là lãng phí, đó là thước đo. Chế độ định mức tiêu chuẩn là xương sống của luật. Tuy nhiên, chế độ định mức có thể gây hệ lụy nếu lạc hậu, cho nên quan trọng là xây dựng chế độ định mức phải đạt hiệu quả, nếu chậm ban hành văn bản quy định khiến định mức trở thành lạc hậu thì phải có chế tài.
Đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên): Chế độ định mức chưa phù hợp đã gây rất khó khăn cho việc thực hiện. Ví dụ như quy định định mức trong tiếp khác rất thấp, không phù hợp với thực tế nên các cơ quan phải “chế biến” khai tăng số đại biểu, tăng số ngày... vừa làm lãng phí, vừa làm mất đi vị thế của cơ quan, lãnh đạo”. |
Ý kiến bạn đọc