(VnMedia) - Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng sau khi Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013. Theo đó, tới đây, công chức Hà Nội khi đi làm bằng xe buýt nhanh sẽ được giảm giá vé tới 30%.
>>Xe buýt nhanh Hà Nội sẽ chiếm 7m lòng đường
>>Tướng Nhanh: “Tôi đã xem clip nam thanh niên van nài trên xe buýt”
Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị quyết Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng lớn, Hà Nội khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội, công chức chỉ được giảm giá vé khi đi xe buýt nhanh trong trường hợp cơ quan có 20 người mua vé trở lên.
Ngoài ra, để khuyến khích người dân đi xe buýt, thành phố miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho các đối tượng là: thương binh, người có công, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, đại biểu quốc hội, người khuyết tận, trẻ em dưới 6 tuổi. Hà Nội cũng dự kiến giảm 50% giá vé tháng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, người cao tuổi khi đi xe buýt nhanh.
Hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC thiếu và bất cập
Theo đánh giá của đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thực tế, hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC của Hà Nội đang rất bất cập và thiếu hụt. Các loại hình vận tải khối lượng lớn, tiên tiến như xe buýt nhanh (BRT), tàu điện ngầm (Metro), đường sắt trên cao đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa được đưa vào khai thác sử dụng. Hạ tầng xe buýt phát triển chưa được đồng bộ.
|
Sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực từ 1/7/2013, công chức Thủ đô có thể được đi xe buýt nhanh giảm giá 30%. |
Điểm đầu cuối xe buýt tạm bợ chủ yếu đỗ bên lề đường, bãi đất lưu không…, vốn không được quy hoạch sử dụng cho hoạt động xe buýt nên không thể đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ hoạt động xe buýt. Trên địa bàn TP hiện cũng mới có 350/1800 điểm dừng xe buýt được lắp đặt nhà chờ phục vụ khách. Các khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi… chưa có quy hoạch quỹ đất dành cho hạ tầng VTHKCC.
Mặt khác, đường dành riêng cho xe buýt còn thiếu, toàn thành phố đến nay mới có 5km đường ưu tiên cho xe buýt trên quốc lộ 6; Phương tiện VTHKCC phải hoạt động trong dòng giao thông hỗn hợp làm giảm tốc độ chạy xe, giảm hiệu quả khai thác.
"Mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích người dân tham gia sử dụng phương tiện VTHKCC nhưng người dân tham gia không cao nên ít tác dụng hạn chế phương tiện cá nhân. Hiện chỉ có học sinh, sinh viên hay đi xe buýt", đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.
Xây dựng hàng loạt cơ chế để phát triển phương tiện vận tải công cộng
Theo Dự thảo Nghị định, để khắc phục các vấn đề trên, thành phố đang chủ trương xây dựng một loạt cơ chế chính sách khuyến khích nhằm tạo “cú huých” để phát triển VTHKCC. Đó là, ưu tiên bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC như: đề pô, trạm trung chuyển, ga đường sắt đô thị, điểm dừng đỗ, đường dành riêng cho xe buýt. Các phương tiện sử dụng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC phải là các phương tiện có chất lượng cao, hiện đại, đáp ứng công nghệ tiên tiến và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Niên hạn sử dụng đối với xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) không quá 7 năm.
Thành phố lập các trung tâm quản lý, điều hành giao thông chung và các trung tâm hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC theo từng loại hình. Từng bước triển khai xây dựng hệ thống vé điện tử dùng chung cho các loại hình hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC khối lượng lớn trên địa bàn.
Ý kiến bạn đọc