(VnMedia) - Tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị đã phê duyệt và đưa Kế hoạch phục hồi rừng nhằm nối liền cảnh quan rừng tự nhiên tại khu vực Trung Trường Sơn vào Kế hoạch Phát triển rừng đến năm 2020 của tỉnh.
![]() |
Rừng Trung Trường Sơn sẽ được nối liền - ảnh minh họa |
Đây là kết quả của dự án “Tăng cường quản lý rừng có trách nhiệm và phục hồi rừng” do WWF thực hiện tại hai tỉnh với sự hợp tác của các Chi cục Lâm nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).
Trong vài thập kỷ qua, cảnh quan rừng tự nhiên nguyên sinh tại miền Trung Việt
Khu vực Trung Trường Sơn được coi là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học cao trong khu vực và trên thế giới với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu như sao la, voọc, mang lớn Trường Sơn, v.v. Nếu sự việc vẫn tiếp diễn như hiện nay, tính nguyên vẹn của hệ sinh thái sẽ không được phục hồi. Đặc biệt, sinh cảnh sống không liền mạch sẽ khiến cho các loài bị hạn chế giao lưu, đẩy nhiều loài tới nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần.
Trước tình trạng đó, dự án đã được thiết kế nhằm chuyển hướng lại xu thế này. WWF tham vọng xây dựng một sinh cảnh nối liền các khu rừng từ Quảng Trị, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, ba tỉnh quan trọng nhất trong dãy Trung Trường Sơn, thông qua hợp tác với các cơ quan chức năng để hiện thực hóa tham vọng này trong các kế hoạch phát triển rừng của tỉnh.
Kế hoạch này sẽ bổ xung cho các chương trình phục hồi rừng khác của chính phủ, như chương trình 661 – trồng 5 triệu héc-ta rừng. Tuy nhiên, khác với các dự án trồng rừng trước đây chỉ tập trung vào phủ xanh đất trống đồi trọc, Kế hoạch phục hồi rừng này nhằm tới mục tiêu cụ thể đó là nối liền cảnh quan rừng đã bị đứt mạch do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi kết nối được những mảnh rừng tự nhiên của khu vực, đa dạng sinh học sẽ được nâng cao và thêm cơ hội sống sót của rất nhiều loài quý hiếm tại đây
“Đến năm 2020, theo như kế hoạch, sẽ có khoảng 300.000 héc-ta rừng được trồng mới hoặc trồng bổ sung, nâng tổng diện tích rừng của khu vực lên từ 7.200km2 thành 10.000 km2. Điều này cũng có nghĩa các loài như Sao la, mang lớn Trường Sơn, voọc sẽ được cho thêm một cơ hội sống sót khi sinh cảnh của chúng được mở rộng và nối liền.” Tiến sỹ Lê Thủy Anh, Quản lý sinh cảnh Trung Trường Sơn của
Ý kiến bạn đọc