Sau khi được trực tiếp tiếp cận nhiều đoạn trong bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim Michael Jorgensen bắt đầu khởi chiếu chính thức từ ngày 30/4 ở Mỹ và Canada như báo chí hai nước này đã đưa tin, PV nhận thấy nhiều chi tiết chưa có bằng chứng xác thực, mặc dù đạo diễn đã cố tình chứng tỏ điều đó.
>>Phát hiện đặc nhiệm Mỹ ở vùng núi Việt Nam?
Người được cho là cựu binh Robertson vẫn còn sống thực ra là một người Pháp lấy vợ Việt Nam tại Cămpuchia (bìa trái). Ảnh: http://www.macvsog.cc. |
Sự bịa đặt
Hình ảnh về cựu binh Robertson trong phim không rõ ràng và báo chí Mỹ, Canada cũng chưa được cung cấp hình ảnh chính thức nào về Robertson và cuộc sống của ông hiện nay ở Việt Nam nếu nhân vật này có thật.
Người đàn ông Pháp (trái) tự nhận mình là cựu binh Robertson?. |
Mặc dù đang trong kỳ nghỉ cuối tuần, nhưng thông tin ban đầu cho biết nhiều khả năng chính nhà làm phim Michael Jorgensen cũng bị lừa hoặc “cố tình” (?) và các đầu mối thông tin từ Việt Nam đều cho thấy việc một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tưởng đã chết, nhưng đang sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam mà không ai biết trong chừng ấy năm là không tưởng.
Một số cựu binh Mỹ đang làm việc ở Việt Nam cũng cho rằng việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ nên việc một cựu binh Mỹ sống suốt 45 ở vùng núi Việt Nam mà không ai biết là không có cơ sở.
Đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, đây là chuyện không đáng tin và sau kỳ nghỉ sẽ có Thông cáo báo chí chính thức về sự việc này.
Cựu binh Robertson năm 1966 được xác nhận là đã chết năm 1968 sau khi máy bay bị bắn rơi |
Trên các diễn đàn mạng của cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, câu chuyện về cựu binh Robertson từng được bàn tán khá nhiều. Trên trang http://www.macvsog.cc, một số cựu binh khẳng định thông tin về cựu binh Robertson, tử nạn do máy bay bị bắn rơi ở biên giới Lào năm 1968, hiện còn sống là không đúng sự thật.
Bức ảnh chụp cựu binh Robertson thực ra là một người Pháp sống nhiều năm ở Cămpuchia, lấy vợ Việt Nam và có vài người con. Cũng theo thông tin trên trang http://www.macvsog.cc, chính người đàn ông Pháp này đã cố tình lừa cựu binh Tom Faunce, và ông này đã đến kể câu chuyện (bị lừa) với nhà làm phim Jorgensen.
Trên diễn đàn của trang military.com, các cựu binh Mỹ cũng đưa ra nhiều dẫn chứng cho biết đây là câu chuyện không có thật và người tự nhận mình là cựu binh Robertson thực ra là một người Pháp có vợ Việt Nam.
Xung quanh câu chuyện này, cơ quan tìm kiếm lính Mỹ mất tích (DPMO) năm 2009 đã có kết luận chính thức về sự việc này.
Ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi cho DPMO ngày 7/8/2007. Nguồn: DPMO. |
Bức ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi tới DPMO ngày 18/6/2008. Nguồn:DPMO. |
Tuy nhiên, các nguồn tin đều khẳng định đây là thông tin bịa đặt và nhà làm phim Jorgensen đã bị lừa hoặc cố tình (?).
Ngay từ tháng 2/2009, DPMO đã có bản kết luận dài 16 trang bác bỏ mọi thông tin không đúng sự thật về cựu binh Robertson từng gây xôn xao trong nhiều năm.
Những bức ảnh đầu tiên mờ ảo gửi kèm tài liệu cho rằng cựu binh Robertson còn sống được gửi tới cho DPMO tháng 11/2003. Nguồn: DPMO. |
Vụ lừa đầu tiên năm 2002
DPMO cho biết họ nhận được hàng tá báo cáo liên quan đến cựu binh Robertson. Thông tin đầu tiên về việc Robertson còn sống mà DPMO nhận được là vào năm 2002 bao gồm 1 trang giấy in trong đó có 2 dấu vân tay và chữ ký (được xác định là giả) của Robertson. Thông tin được gửi đến cho DPMO khẳng định cựu binh Robertson bị bắt ngày 20/5/1968 (không chết khi máy bay rơi như đã xác nhận trước đây).
Người Việt đóng giả là đặc nhiệm Mỹ?
Những bức ảnh đầu tiên được cho là của cựu binh Robertson hiện còn sống được gửi tới DPMO ngày 21/11/2003 kèm theo các thông tin không chính xác. Những bức ảnh đầu tiên này khá mờ ảo và là của một người đàn ông châu Á.
Các báo cáo khác gửi tới DPMO sau đó sử dụng ảnh của những người khác nhau mà họ cho rằng đó là cựu binh Robertson và thậm chí trên ảnh còn có chữ kỹ của Robertson.
Ảnh tự cho là Robertson mà DPMO nhận được ngày 9/11/2005. |
Bức ảnh được nhiều người gửi nhất là của người đàn ông mà năm 2006 được thẩm vấn bởi các viên chức Mỹ. Vào thời điểm đó, người đàn ông này thừa nhận mình là công dân Việt Nam có tên là Dang Than Ngoc. Ông Ngoc cũng thừa nhận mình được sử dụng cho những thông tin giả mạo. Sau đó có nhiều bức ảnh (có cả ảnh màu) đều là ông Ngoc đóng giả Robertson tiếp tục được gửi tới cho DPMO.
Cựu binh Robertson năm 1966. |
Năm 2008, ông Ngoc được đưa tới Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh (Cămpuchia) để kiểm tra vân tay. Vân tay của ông Ngọc được gửi về Mỹ để kiểm tra và ngày 13/2/2009, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) kết luận vân tay của ông Ngọc không khớp với vân tay chính thức của cựu binh Robertson.
Năm 2006, ông Ngoc thừa nhận với các viên chức Mỹ rằng mình là người trong ảnh chứ không phải là cựu binh Robertson. Nguồn: DPMO . |
Các báo cáo về cựu binh Robertson có nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết khẳng định ông còn sống, kết hôn với phụ nữ địa phương và có con. Không có báo cáo nào về Robertson gửi tới DPMO có đủ mọi thông tin chính xác, có cơ sở, hoặc có nguồn cung cấp thông tin rõ ràng. Khi được DPMO yêu cầu cung cấp thêm thông tin thì người gửi báo cáo tới đều không đáp ứng.
Theo thông tin trên các diễn đàn mạng của cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, người đàn ông tên Việt Nam (ông Ngoc) này có thể là một người Pháp hoặc người Việt gốc Pháp lấy vợ người Việt, có con và sinh sống ở Cămpuchia.
Xem thêm ảnh:
Một bức ảnh khác của ông Ngoc đóng giả là Robertson. Nguồn: DPMO. |
Bức ảnh này được gửi tới cho DPMO ngày 5/12/2007. Trong ảnh được xác định là ông Ngoc, không phải Robertson. |
Ý kiến bạn đọc