(VnMedia) - Theo ý kiến của các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam về việc sửa đổi Luật đất đai, luật tục và các hương ước cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất, rừng không chỉ cho mục đích sinh kế, mà còn liên quan đến tâm linh...
cần nhìn nhận sự đa dạng về ý nghĩa và vai trò của rừng bao gồm cả ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng... |
Theo đó, các tổ chức phi chính phủ quốc tế đánh giá cao những sáng kiến của Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức đang tồn tại như: sử dụng đắt chưa hiệu quả, chưa công bằng; tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng; việc thu hồi đất không qua một quy trình đúng đắn, chưa đền bù xứng đáng và đặc biệt là chính sách đang được vận hành thường khiến người nông dân sản xuất nhỏ thiệt thòi nhưng lại làm lợi cho nhà đầu tư…
Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai (năm 2003) là một bước đi quan trọng của Chính phủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai nói trên.
Các tổ chức phi chính phủ cho rằng, để có thể giải quyết một cách hiệu quả một loạt những thách thức liên quan đến đất đai, việc sửa đổi Luật Đất đai cần phải tiếp thu các bài học kinh nghiệm và dựa trên nguyện vọng của người dân. Cùng với việc sửa đổi Luật, các chính sách liên quan và việc thực hiện các chính sách này cũng cần phải được rà soát. Người dân, cộng đồng và các tổ chức đại diện cho họ phải có một vai trò quan trọng trong quá trình này.
Góp ý với việc sửa đổi Luật đất đai sửa đổi, các tổ chức phi chính phủ cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi cần giải quyết thực trạng nông dân sản xuất quy mô nhỏ đang phải đối mặt với nhiều bất lợi so với các nhóm khác, bao gồm việc trao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho các hộ gia đình và xem xét lại kỹ lưỡng các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng. Hỗ trợ người dân chuyển đổi sản xuất lúa tại những vùng năng suất thấp sang các cây lương thực khác có giá trị cao hơn và phù hợp với chất đất. Quá trình cấp quyền sử dụng đất cần phù hợp với khả năng chi trả của người dân, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, đặc biệt là đảm bảo quyền bình đẳng về giới cũng như quyền của người dân theo các hương ước/luật tục địa phương.
Thứ hai, người dân, cộng đồng và các tổ chức đại diện của họ cần được có tiếng nói và có vai trò lớn hơn trong sử dụng và quản lý đất đai. Luật Đất đai sửa đổi cần tăng cường tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin, cơ hội tham gia của người dân và các cộng đồng vào quy hoạch sử dụng đất. Sự tham gia của cộng đồng cần phải được đảm bảo trong quá trình chuyển đổi và thu hồi đất đai theo nguyên tắc: không có phí tổn, được thông báo trước và trên cơ sở thoả thuận. Những cơ chế cụ thể cho phép cộng đồng tham gia một cách hiệu quả vào các quá trình này cần được quy định một cách rõ ràng.
Thứ ba, Luật tục và các hương ước cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất, rừng là rất quan trọng đối với người dân tộc thiểu số - không chỉ cho mục đích sinh kế, mà còn liên quan đến tâm linh và thực hành tín ngưỡng của họ. Các cộng đồng đã chứng minh rằng họ có khả năng bảo vệ rừng tốt. Do đó, cần có những điều khoản trong Luật công nhận và cho phép sử dụng luật tục và thực hiện quản lý và sử dụng đất mang tính tập thể cho cộng đồng người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó cần nhìn nhận sự đa dạng về ý nghĩa và vai trò của rừng bao gồm cả ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng.
Các tổ chức phi chính phủ cũng đề nghị, cần đẩy nhanh tiến trình và công khai kết quả đánh giá các nông, lâm trường quốc doanh về hiện trạng sử dụng đất, năng suất sử dụng, khả năng tạo việc làm, các chức năng xã hội và việc phân chia nguồn lợi. Đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các nông-lâm trường quốc doanh đang hoạt động kém hiệu quả nên được phân chia lại để phục vụ mục tiêu giảm nghèo và phát triển nông thôn tại các địa phương, trong đó đặc biệt tính đến nhóm những hộ gia đình có ít, hoặc không có đất.
Cần rà soát và thắt chặt việc mở rộng phạm vi thu hồi đất của nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh các khiếu nại của người dân về đất đai đang ngày càng tăng. Cần có những định nghĩa rõ thế nào là “phục vụ cho lợi ích công cộng”, “phát triển kinh tế” bởi vì trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam, việc đưa ra một phạm vi rộng về các mục đích được phép thu hồi đất đai là không phù hợp. Việc bồi thường cho đất bị thu hồi phải bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ cho những hộ nông dân bị ảnh hưởng để thay đổi sinh kế. Việc bồi thường cho đất bị thu hồi cần đảm bảo công bằng, đầy đủ và kịp thời. Giá trị bồi thường nên được xác định trên căn cứ định giá độc lập, có tính đến giá trị tương lai của đất, cũng như những chi phí cơ hội và tác động xã hội mà những người nông dân có đất bị thu hồi sẽ phải chịu.
Cuối cùng, với tính chất thách thức của các vấn đề về đất đai tại Việt Nam và tầm quan trọng đặc biệt của đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các bản khuyến nghị cho rằng, ngoài Quốc hội hiện đang đảm đương trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Đất đa, thì sự tham gia một cách tích cực của các bên liên quan trong quá trình giám sát là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả của toàn bộ tiến trình. Các hiệp hội, cơ quan báo chí và các tổ chức xã hội có thể có những đóng góp quan trọng cho tiến trình này. Vì vậy cần có các cơ chế cụ thể về sự tham gia trong Luật mới.
Bản kiến nghị chính sách được soạn thảo chung bởi một nhóm các nhà tài trợ bao gồm các cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Oxfarm… dựa trên các nghiên cứu và thực tiễn quốc tế, các cuộc tham vấn và thảo luận do các nhà tài trợ tổ chức. Các kiến nghị này cũng được sự đồng thuận của phía đàon liên minh châu Âu tại Việt
|
Ý kiến bạn đọc