(VnMedia) - Trong khi báo chí hân hoan đưa tin, còn các nhà bảo vệ động vật hoang dã khấp khởi mừng về “lệnh” đóng cửa các nhà hàng treo bán thịt động vật hoang dã ở chùa Hương thì trên thực tế, tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn…
>>Hà Nội mạnh tay với treo bán động vật nơi đất Phật
>>Bán động vật hoang dã ở đất Phật: Ai nói thật?
>>“Không có chuyện bán thịt thú rừng ở chùa Hương”
Như VnMedia đã đưa tin, nhờ sự vào cuộc nhiệt tình của báo chí, mới đây Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương nơi diễn ra lễ hội Chùa Hương phải có biện pháp xử lý triệt để tình trạng treo móc động vật một cách phản cảm nơi cửa Phật, bao gồm cả việc tịch thu giấy phép kinh doanh nếu cần thiết.
Động thái này của Lãnh đạo thành phố nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ công chúng cũng như các nhà hoạt động môi trường, bảo vệ các loài ĐVHD.
Ngay sau khi thông tin về chỉ thị trên được công bố, Cán bộ và tình nguyện viên của Trung tâm Bảo vệ Thiên nhiên (ENV) đã tiến hành khảo sát tình hình tại khu vực lễ hội Chùa Hương. “Đáng buồn thay, chỉ trong một ngày khảo sát (19/3/2013) đối với toàn bộ 59 nhà hàng đã từng phát hiện vi phạm liên quan tới bảo vệ ĐVHD trong thời gian từ khi Lễ hội bắt đầu tới nay, cán bộ hiện trường của chúng tôi đã ghi nhận 33 nhà hàng vẫn tiếp tục có hành vi trưng bày, quảng cáo các sản phẩm động vật một cách phản cảm, bao gồm cả các hành vi vi phạm liên quan tới ĐVHD” - ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm ENV cho biết.
Tuyệt đối không bước vào các nhà hàng có hành vi treo động vật phản cảm là hành động thiết thực để bảo vệ Thiên nhiên đất nước |
Ông Hưng cũng cho biết, khu vực Bến Yến được ghi nhận đã có nhiều chuyển biến tích cực khi đa số các nhà hàng ở đây đã không trưng bày động vật trước cửa. Tuy nhiên, ông Hưng vẫn chưa thực sự yên tâm bởi “đây không phải là thời kỳ cao điểm của Lễ hội nên cũng chưa thể khẳng định được gì nhiều”. Hơn thế nữa, tình trạng trưng bày ĐVHD một cách phản cảm vẫn diễn ra công khai và phổ biến tại khu vực trước cửa chùa Thiên Trù.
Theo danh sách mà ENV cung cấp cho VnMedia, buổi “thâm nhập” hôm 19/3 của cán bộ VNV cho thấy, phổ biến là các nhà hàng trưng bày nhím trong tủ mát (28 nhà hàng), một số nhà hàng khác có biển quảng cáo mật gấu hoặc có bình rượu ngâm rắn hổ mang chúa; quảng cáo thịt cầy, nai, lợn rừng trên bảng…
“Liệu chúng ta có chấm dứt được tình trạng này? Liệu 2013 có phải là năm cuối cùng người ta vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD ở Chùa Hương? Có phải là năm cuối cùng người ta biến nơi cửa Phật linh thiêng thành địa ngục trần gian của các loài động vật? Liệu những nhà hàng ở Chùa Hương đang ở trên pháp luật, ở trên những chỉ đạo của UBND Thành phố?” - ông Hưng bức xúc đặt câu hỏi và cho rằng, câu trả lời chính là ở các cơ quan chức năng địa phương!
“Chúng ta cần quyết liệt hơn, triệt để hơn trong xử lý các vi phạm để bảo vệ cảnh quan chung của một trong những lễ hội quan trọng hàng đầu của cả nước cũng như bảo vệ các loài ĐVHD của Việt
“Trên khía cạnh lợi ích, có ai đó nói rằng hoạt động kinh doanh này mang lại lợi ích kinh tế cho một nhóm nhỏ những cá nhân tham gia trực tiếp vào đây, cũng có thể bao gồm lợi ích nào đó của một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, chúng ta – bao gồm người dân Việt
Không chỉ trông chờ vào lời nói, hành động của các cơ quan chức năng, mỗi người dân đi Lễ hội Chùa Hương cần tự có ý thức bảo vệ cảnh quan Chùa Hương, bảo vệ các loài ĐVHD cho tương lai của Thiên nhiên Việt Nam.
“Đơn giản thôi, tuyệt đối không bước vào các nhà hàng có hành vi treo động vật phản cảm; thông báo bất cứ hành vi vi phạm về ĐVHD mà bạn phát hiện tới cơ quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng miễn phí bảo vệ ĐVHD 1800 1522” - ông Hưng kêu gọi.
Ý kiến bạn đọc