Người dân khắp nơi kéo đến ngôi đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh để chiêm bái pho tượng đá tạc hình rắn khổng lồ trong miếu Xà Thần. (Hân Bình).
Pho tượng rắn hiện được bảo quản trong miếu Xà Thần, nằm trong khuôn viên đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, thuộc thôn Bảo Tháp (Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh).
Pho tượng rắn trong miếu Xà Thần, nằm trong khuôn viên đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, thuộc thôn Bảo Tháp (Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh). |
Ông rắn nằm ngay sau bàn thờ, được phủ một tấm vải đỏ. Khi có người thắp hương, ông thủ từ vén tấm rèm để mọi người chiêm bái.
|
Miếu Xà Thần, nơi thờ tượng rắn linh thiêng. |
Người thì khẳng định pho tượng đá này là rồng, người cho là rắn. Theo các nhà khoa học, pho tượng này là tác phẩm nghệ thuật rất đặc biệt, mang cả hình tượng rắn lẫn rồng. Người dân trong vùng cho đây là tượng rắn, nên mới dựng miếu Xà Thần.
Đây là công trình điêu khắc thể hiện sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình. Người dân miêu tả nội dung bức tượng bằng một câu ngắn gọn: “Miệng cắn thân, chân xé mình”.
Về mặt hình tượng nghệ thuật, một số nhà nghiên cứu đã nhận xét, đây là bức tượng có một không hai, không chỉ chuẩn mực về nghệ thuật điêu khắc mà còn chuyển tải một thông điệp sâu sắc.
Việc rắn cắn thân mình thể hiện nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh khi bị nỗi oan hóa hổ giết vua. Vì không biết chia sẻ với ai, phải ngậm đắng nuốt cay, nên chỉ có thể đau đớn cắn xé thân mình.
|
Ông rắn nằm ngay sau bàn thờ, được phủ một tấm vải đỏ... |
|
Pho tượng này là tác phẩm nghệ thuật rất đặc biệt, mang cả hình tượng rắn lẫn rồng.. . |
Tượng có thân rắn, nhưng lại có 2 tay với móng rồng rõ rệt. |
Móng rồng xé thân |
|
Pho tượng này là tác phẩm nghệ thuật rất đặc biệt, mang cả hình tượng rắn lẫn rồng... |
|
Người dân miêu tả nội dung bức tượng bằng một câu ngắn gọn: “Miệng cắn thân, chân xé mình”. |
Ý kiến bạn đọc