(VnMedia) - Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, việc tham vấn người dân đang bắt đầu được thực hiện và được coi là một "đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn.
Do Hiến pháp là bộ luật căn bản quy định và bảo vệ các quyền của công dân, đặt ra các tiêu chuẩn gốc cho đời sống chính trị xã hội và sẽ được áp dụng trong nhiều năm sau nữa, nên việc người dân được góp ý vào xây dựng Hiến pháp là đặc biệt quan trọng.
Những người yếu thế, trong đó có người đồng tính cũng cần được lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Hiến pháp |
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội cũng như của Bộ Chính trị thể hiện trong Nghị quyết và Chỉ thị gần đây, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác đã liên kết để bắt đầu thực hiện một chương trình tham vấn người dân thuộc các cộng đồng mà mình đang làm việc cùng.
Đó là những cộng đồng nhìn chung là yếu thế, ít có tiếng nói, cần được bảo vệ bởi Hiến pháp song rất có thể sẽ không có, hoặc ít có cơ hội đóng góp ý kiến của mình vào Hiến pháp sửa đổi. Các cộng đồng đó bao gồm người khuyết tật, người có H, lao động di cư, người dân tộc thiểu số, người đồng tính, song tính, chuyển giới, thanh niên và phụ nữ ở nhiều địa phương.
Họ sẽ được hướng dẫn để có kiến thức căn bản về Hiến pháp cũng như cách thức góp ý cho Hiến pháp, tiếp đó ý kiến của họ sẽ được thu thập một cách có hệ thống để trình lên các cơ quan lập pháp.
“Hiến pháp chính là nền tảng của xã hội. Để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và nhân văn, nơi các nhóm công dân dù đa số hay thiểu số, thuận lợi hay thiệt thòi đều được bảo vệ, thì rất cần xây dựng được bản Hiến pháp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
Chính vì vậy, việc hỗ trợ các nhóm yếu thế tham gia góp ý kiến cho Hiến pháp không chỉ quan trọng đối với chính các nhóm này mà còn cần thiết cho mục tiêu chung của cả xã hội” - ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường chia sẻ.
Toàn bộ chương trình sẽ kéo dài ba tháng sẽ tạo ra một kênh rất cần thiết, cho phép những người thuộc các nhóm yếu thế có điều kiện thể hiện ý kiến, nguyện vọng của mình về Hiến pháp. Chương trình đó sẽ được các tổ chức phi chính phủ của Việt
Hoạt động đầu tiên trong chương trình là một cuộc hội thảo tập huấn về kiến thức, kỹ năng lấy ý kiến nhóm yếu thế xây dựng Hiến pháp vừa được tổ chức hôm nay (12/1) tại Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội và Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Thường trực Ban sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội. Hai vị chuyên gia này đã chia sẻ những thông tin thiết yếu về Hiến pháp như các nguyên tắc của Hiến pháp, các quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp cũng như cơ chế bảo hiến và bảo vệ quyền con người.
Tại hội thảo, TS Đinh Xuân Thảo và TS Nguyễn Văn Thuận cũng trực tiếp giải đáp thắc mắc, băn khoăn về việc làm thế nào để đảm bảo dân chủ và hiệu quả trong quá trình lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của nhân dân.
Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự của đại diện 7 nhóm yếu thế là người khuyết tật, người có H, lao động di cư, người dân tộc thiểu số, người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Ý kiến bạn đọc