(VnMedia) - Cứ mỗi khi Tết đến, người ta lại đua nhau đi tìm những “của ngon vật lạ” để thưởng thức hoặc biếu xén. Đây chính là nguyên nhân khiến hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) gia tăng vào dịp cuối năm và Tết vì vậy đã trở thành mối đe dọa lớn cho các loài động vật hoang dã quy hiếm.
>> Việt Nam nhận thẻ đỏ về vấn đề động vật hoang dã
Liên tục các vụ việc bị phát hiện
Trong thời gian gần đây, liên tục các vụ buôn bán, vận chuyển ĐVHD đã được các cơ quan chức năng phát hiện, trong đó, chỉ tính từ tháng 12/2012 đến nay, đã có hàng chục vụ bị bắt giữ.
Chỉ riêng trong ngày 13/12/2012, đã có 2 vụ vận chuyển động vật hoang dã bị bắt giữ. Theo đó, sáng ngày 13/12, lực lượng Kiểm lâm cơ động số I tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra xe khách mang biển kiểm soát 17K- 8975, phát hiện trên xe vận chuyển 500 cá thể rắn có tổng trọng lượng là 72,5 kg, trong đó có 9,5 kg rắn ráo trâu thuộc nhóm 2B, không có nguồn gốc xuất xứ.
Sáng cùng ngày, trên địa bàn thị trấn huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), lực lượng Kiểm lâm cơ động số I tỉnh kiểm tra xe khách mang biển số 29B - 04019 của hãng xe khách Hưng Long, phát hiện trên xe có 10 cá thể tê tê thuộc nhóm 2B, 4 cá thể lợn rừng, nhiều rắn hổ trâu thuộc nhóm 2B và một số bao tải có chứa các cá thể con don; trong đó có hai cá thể lợn rừng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tiếp đó, vào ngày 20/12/2012, Phòng CSĐTTPVMT- Công an tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bắt vụ vận chuyển nhiều ĐVHD quý. Theo đó, CQĐT trên đã thu giữ 11 cá thể cầy vòi hương (33kg) và 19 cá thể hon (60kg), 28,5kg rắn, trong đó có 2 cá thể rắn hổ mang.
Chỉ sau đó 2 ngày, hôm 22/12, tại địa bàn đội 9, xã Sơn Kim (Hương Sơn), Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh và Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã kiểm tra 1 chiếc xe ô tô hiệu DEAWOO 7 chỗ ngồi có hành vi vận chuyển trái phép ĐVHD. Đối tượng bỏ lại xe và hàng để lẩn trốn trong đêm tối Khám xét trên xe, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 215kg tê tê, 193kg kỳ đà.
Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận số động vật hoang dã từ Công an huyện Vũ Quang trong vụ việc bị phát hiện đầu năm 2013
|
4 ngảy sau, vào hôm 26/12, tại Trạm kiểm soát nội địa, Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cục Hải quan Hà Tĩnh đã phối hợp với Trạm biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Tĩnh nhận được tin báo chiếc ô tô màu đen (không mang biển số) có dấu hiệu khả nghi vận chuyển hàng hóa trái phép đi từ hướng khu kinh tế vào nội địa theo Quốc lộ 8A, lực lượng chức năng đã tổ chức chốt chặn, khống chế yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Qua khám xét, cơ quan chức năng phát hiện lô hàng có hơn 100 con tê tê còn sống (nặng gần 500 kg).
Mới đây, ngay vào những ngày đầu năm 2013, tại khu vực đường Khe Ná - Chi Lời thuộc xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Công an huyện Vũ Quang, đã phát hiện, bắt giữ một trường hợp buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép. Đối tượng là Lê Anh Chiến (sinh năm 1971, trú tại khối 7, thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) điều khiển xe ô tô BKS 29H-1674 chở 80 con kỳ đà và 68 con rùa có trọng lượng gần 710 kg.
Không tiêu thụ động vật hoang dã dịp Tết
Trong khi những đại gia lắm tiền nhiều của đua nhau thể hiện đẳng cấp bằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã thì các loài này ngày càng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nhanh hơn. Trước tình trạng trên, ngày 22/1/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 221/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cơ quan có liên quan vè việc không tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Theo đó, để góp phần bảo tồn tài nguyên ĐVHD và đa dạng sinh học của đất nước, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; đặc biệt không mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm.
Bộ cũng đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm tới cộng đồng địa phương; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm;
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cam kết không tiêu thụ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và thông báo các hành vi vi phạm tới các cơ quan chức năng.
Tiêu thụ, buôn bán, săn bắt là nguyên nhân chính đẩy các loài ĐVHD của Việt
Ý kiến bạn đọc