(VnMedia) - Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng để ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi Việt
Hậu quả của các loại hình thiên tai liên quan đến khí hậu là vô cùng lớn, do thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ. Cùng với hàng loạt các nhân tố kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái, thiên tai và các hình thái thời tiết bất thường đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện của biến đổi khí hậu.
Sự gia tăng những hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, đã đang và sẽ còn nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng và có nguy cơ cao về mất độ an toàn. Tại Việt
Ngoài ra, lũ tăng lên với cường độ mạnh và thường xuyên hơn, gây ra nhiều mất mát và thiệt hại về đời sống và tài sản của người dân và cộng đồng. Nghiêm trọng hơn cả là các tổ hợp thiên tai xảy ra. Điển hình là các trận lũ đặc biệt là lũ ống, lũ quét xảy ra khi có mưa lớn kéo dài đi kèm sau bão nhiệt đới;
Cùng với đó, nguy cơ sạt lở đất ngày càng tăng lên, với tác động và tần suất ngày càng thường xuyên, dẫn đến những hư hại về cơ sở hạ tầng, đặc biệt gây ra nhiều hậu quả trong ngành giao thông thủy lợi. Nguyên nhân chính cũng là do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn và bão nhiệt đới;
Theo Bộ NN&PTNT, biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, điển hình là các khu vực miền núi phía Bắc. Nhiều chương trình dự án nhằm xây dựng khả năng phục hồi và giảm tính dễ bị tổn thương của địa phương, cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng trong khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam do tác động xấu của biến đổi khí hậu và hỗ trợ một khuôn khổ chính sách thuận lợi để thúc đẩy khu vực phát triển miền núi phía Bắc đã được triển khai.
Chính phủ Việt
Trước thực tế đó, Bộ NN&PTNT đã xây dựng dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho các cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự án có mục tiêu nhằm tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng của các địa phương ở vùng núi phía Bắc Việt Nam đối với những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và hỗ trợ một khuôn khổ chính sách thuận lợi để nâng cao sự phát triển bền vững cho các tỉnh ở vùng núi phía Bắc.
Các kết quả chủ yếu sẽ đạt được là thích ứng với biến đổi khí hậu lồng ghép vào chiến lược, chính sách và lập kế hoạch có liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn - đặc biệt là nông nghiệp, thủy lợi và đường giao thông nông thôn; Nâng cao năng lực thích ứng/ chống chịu với khí hậu trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và quy hoạch ở địa phương và tỉnh; Thông qua các biện pháp chính có chi phí thấp dựa trên tài nguyên địa phương để làm giảm tác động của biến đổi khí hậu; Những bài học kinh nghiệm và những tập quán tốt rút ra từ các nội dung trên của dự án được phổ biến cho các bên tham gia và các đối tác phát triển.
Nguồn vốn dự án là 3,74 triệu USD, trong đó nguồn vốn ODA là 3,4 triệu USD và vốn đối ứng của chính phủ là 0,34 triệu USD.
Dự án đã được Quỹ môi trường toàn cầu GEF có thư phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, sẽ được thực hiện tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái.
Cũng liên quan đến vấn đề hạ tầng, hôm 17/12 vừa qua, hội thảo do Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt
Hội thảo tập trung vào 4 nội dung chính: Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam; địa công trình trong ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu - lý thuyết và thực tiễn; các giải pháp và chính sách, kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển hạ tầng; kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Các tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ: Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề thời sự toàn cầu bởi nó tác động nghiệm trọng đến kinh tế - xã hội và các hệ sinh thái trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Vì vậy, việc xây dựng các chiến lược ứng phó với những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra đóng vai trò rất quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào. Từ đó, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý cùng trao đổi các ý tưởng, kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đưa ra các giải pháp thích ứng, đặc biệt là vai trò của lĩnh vực địa công trình trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Ý kiến bạn đọc