(VnMedia) - Dù chỉ được trao giải ba của cuộc thi Người phụ nữ truyền cảm hứng để bạn thành công, nhưng tác giả “Đường đời không chỉ có một lối đi”, cô bé khiếm thị đã khiến những người dự lễ trao giải thực sự xúc động…
Sáng 11/10, tại Hà Nội, Báo Phụ nữ Việt
Giải Nhất (trị giá 10 triệu đồng) đã được trao cho tác giả Trần Mỹ Quyên, chuyên viên Văn phòng đoàn đại biểu HĐND-UBND TP Đà Nẵng.
Điều đặc biệt là nhân vật nữ chính, người truyền cảm hứng cho Mỹ Quyên lại chính là… sếp cũ của tác giả. Mỹ Quyên viết bài dự thi khi người sếp này đã nghỉ hưu. Tình cảm, sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn đối với sếp vẫn còn rất sâu nặng đã khiến cô viết nên một bài thi đầy xúc động và chinh phục được ban giám khảo. “Có một người lãnh đạo như thế” là câu chuyện viết về cái “duyên kỳ ngộ” khiến Mỹ Quyên gặp được “cô Hải” - người đã giúp cô vượt qua mặc cảm, tự ti với thân hình nhỏ bé, cao chỉ 1m44, tưởng chừng như không thể kiếm nổi việc làm, trở thành một cán bộ năng nổ, nhiệt huyết và thành công.
Tại lễ trao giải, một cảnh tượng khiến cả khán phòng thực sự xúc động, đó là những lời tâm sự của tác giả “Đường đời không chỉ có một lối đi” - tác phẩm đoạt giải 3 của cuộc thi.
Cô bé khiếm thị Nguyễn Thị Khánh Vân, nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 2 hiện đang sinh sống tại Hà Nội rưng rưng kể: Ước mơ cháy bỏng trong em là được trở thành nhà báo của những người khuyết tật. Tuy nhiên, vì lý do sức khoẻ, em đã tưởng như mình không thể vươn tới ước mơ này. Nhưng, thật may mắn vì em đã gặp được giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản, người nổi tiếng với đám cưới được tổ chức trong hầm tướng Đờ Cát ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Bà cũng là người đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền lợi của những nạn nhân chất độc da cam.
“Khi em đang rất chán nản thì bà Toản đã nói với em rằng: Đường đời không chỉ có một lối đi. Câu nói này và những sự động viên, khích lệ của bà đã là động lực để em tự tin thực hiện ước mơ của mình".
Cũng tại lễ trao giải, giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản cho biết, vốn là một bác sĩ sản, bà rất hiểu những nỗi khổ, sự thiệt thòi của người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ đã từng trải qua gian khổ trong chiến tranh hay những phụ nữ bị di chứng của chất độc da cam. Được giúp đỡ những người thiệt thòi như Khánh Vân để họ bớt đi những mặc cảm, thành công hơn trong cuộc đời chính là tâm nguyện của bà.
Theo Tổng biên tập báo phụ nữ Nguyễn Thu Hạnh, đây là cuộc khi khá hóc búa bởi trong văn hoá của người Việt, thật không dễ để viết ra những suy nghĩ trực diện về một con người có thực, đang sống quanh mình. Đặc biệt, đó lại là những lời khen ngợi, tôn vinh… Tuy nhiên, những tác phẩm gửi đến cuộc thi, với những tình cảm vừa dung dị vừa lung linh và những câu chuyện có thật đã làm nên thành công của cuộc thi.
“Tin chắc rằng, trong cuộc đời này, sẽ thật là may mắn nếu ta gặp được người tạo nên cảm hứng sống và cống hiến. Nhờ họ, ta đi con đường gần hơn, bằng phẳng hơn, ta nghĩ trong sáng hơn, mạch lạc hơn. Ta tự tin, lạc quan, nỗ lực một cách tự nhiên và hữu ích. Vậy thì để tri ân, chúng ta hãy nghĩ, hãy nói và viết vềhọ. Đặc biệt, hãy sống trí tuệ hơn, nghị lực hơn, nhân ái hơn. Biết đâu, bạn và tôi cũng đang là nguồn cảm hứng, khích lệ động viên để những người sống quanh ta thêm thành công và hạnh phúc.” - TBT Nguyễn Thu Hạnh xúc động nói.
Ý kiến bạn đọc