(VnMedia) - Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, việc chuyển đổi chợ bao giờ cũng có những khó khăn, kiện tụng… nhưng cần phải tiếp tục chuyển đổi, cho dù kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn…
>>Nước mắt Chợ Dừa sau 7 năm "hiện đại hóa"
>>Chợ và những ý kiến không nên bỏ qua
>>Đìu hiu "chợ hiện đại" giữa lòng Hà Nội
>>Hà Nội xem lại việc chuyển chợ thành siêu thị
>>Chuyển đổi chợ: Bài học thành công từ Đồng Xuân, Bến Thành
>>Hiện đại hoá chợ Hà Nội bằng cách nào?
>>Quản lý chợ Hà Nội, học gì từ các nước
>>Những "dấu hỏi" cho bản quy hoạch chợ Hà Nội
>>Phá chợ xây siêu thị là "phú quý giật lùi"?
>>"Mẹ tôi 90 tuổi vẫn thiết tha chống gậy ra chợ"
>>Phải có mặc cả, trả giá mới là chợ
>>Xoá chợ, người Hà Nội mua bán ở đâu?
>>Hà Nội sẽ không còn chợ?
Chiều 8/8, UBND thành phố Hà Nôi đã họp với đại diện của các Sở, ban ngành Thành phố và lãnh đạo các quận huyện về tình hình chuyển đổi chợ thành các loại hình hỗn hợp chợ - siêu thị; chợ - trung tâm thương mại và chợ - tòa nhà văn phòng.
Chủ trì hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu cho biết, nhiều năm qua, nhất là sau khi Hà Nội hợp nhất, xung quanh vấn đề quản lý, mô hình đầu tư chợ… có nhiều vấn đề phức tạp và báo chí cũng đã phản ánh nhiều, nhiều chợ khi chuyển đổi có khiếu kiện phức tạp và đó là những vấn đề cần chấn chỉnh.
Trăm tội là do... chợ cóc
Báo cáo tại Hội nghị, Phó giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Đồng nhận định, sau khi đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động, các chợ mới đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ kinh doanh phục vụ đời sống nhân dân…
Tuy nhiên, Lãnh đạo Sở Công thương cũng đánh giá, việc thiết kế khu vực một số chợ chưa hợp lý gây khó khăn cho bà con đi chợ. Ngoài ra, hiện tượng các hộ kinh doanh tự ý chuyển nhượng điểm kinh doanh với mức cao khiến việc kinh doanh không thể thu hồi được vốn dẫn đến tình trạng bỏ không kinh doanh, tạo không khí vắng vẻ tại chợ (Hàng Da, Cửa
Ông Hùng cũng tiết lộ, tại chợ Cửa Nam, hiện nay chủ đầu tư đã chủ động mua lại điểm kinh doanh của các hộ nghỉ kinh doanh, trực tiếp khai thác nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn… nhưng do giá các mặt hàng cao, cùng với giao thông không thuận tiện nên không thu hút được người dân vào tham quan, mua sắm.
Đặc biệt, vị Phó Giám đốc Sở Công thương cho rằng, việc người dân bán hàng rong và việc hình thành các chợ cóc, kết hợp với tâm lý thích “tiện đâu mua đấy” chính là nguyên nhân khiến các chợ - trung tâm thương mại vắng khách.
“Công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương chưa sát sao, không coi trọng, giải quyết đứt điểm các tụ điểm nhỏ lẻ dẫn đến tại các tuyến phố xung quanh chợ, phát sinh nhiều chợ cóc, hàng rong kinh doanh mua bán ngay trên vỉa hè, lòng đường gây mất hiệu quả hoạt động các chợ chính” – ông Đồng nói.
Tham gia hội nghị, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng cho rằng, chợ Cửa Nam chưa thực sự hoạt động tốt vì sau khi xây dựng xong, 56 sạp đưa xuống tầng hầm nhưng “kinh doanh lổn nhổn, dăm hộ bán rau, dăm hộ bán quần áo… không chuyên nghiệp, không hiệu quả. Hiện các hộ đã bán lại cho chủ đầu tư nhưng cho đến nay hiệu quả kinh doanh vẫn thấp".
Ông Hùng cũng cho biết, khi xây dựng lại, lượng xe vào chợ rất khó khăn vì chỉ có một tầng hầm, không đáp ứng được. “Bà con vào gửi xe máy giá đắt, bất tiện, dân ngại vào chợ mua. Một số mặt hàng không cạnh tranh được với bên ngoài. Hơn nữa, chi phí do doanh nghiệp đầu tư, giá sạp bà con thuê cao hơn trước khi chợ xây dựng nên đẩy giá thành cao” – ông Hùng phân tích.
Đồng tình với Sở Công thương, vị lãnh đạo quận Hoàn Kiếm khẳng định: “Lỗi là của các cơ quan quản lý đã để bung ra nhiều chợ tạm chợ cóc, bán rất nhanh buổi sáng. Ngoài ra, chợ Hàng Da phải cạnh tranh với chợ tạm Phùng Hưng, góp phần gây khó khăn cho bà con trong chợ, chúng tôi sẽ làm triệt để chợ tạm chợ cóc, bắt buộc bà con vào các trung tâm, chợ mới để mua sắm” – ông Hùng quyết liệt nói.
Trong khi đó, đại diện quận Đống Đa cho biết, Trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa có nguồn vốn ban đầu do các hộ dân đóng góp một phần, khi đưa vào sử dụng do không kinh được nên đã bán lại cho chủ đầu tư hoặc đóng cửa để đấy. Vị đại diện quận Đống Đa cũng khẳng đinh, lỗi là thiết kế để xe tầng hầm và giao thông vào chợ không tiện, còn bất cập.
Đồng tình cho rằng nguyên nhân chợ mới bị "ế" là do chợ cóc, bà Nguyễn Thị Huệ, Phó Chủ tịch huyện Từ Liêm cũng đề xuất Thành phố phải có ban chỉ đạo giải quyết tất cả các chợ cóc thì dân sẽ vào chợ mới.
Chợ Cửa Nam - một trường hợp thất bại trong chuyển đổi chợ |
Dân chỉ muốn đổi chợ thành… chợ
Tham dự hội nghị, đại diện quận Cầu Giấy, ông Trần Việt Hà cho biết, địa bàn quận này chuyển đổi 3 chợ thì đã cơ bản xong 2 chợ, hiện còn chợ Nghĩa Tân. “Có 2 chợ đã chuyển đổi thành công vì trước đó là chợ tạm. Riêng chợ Nghĩa Tân, dân đề nghị chỉ chuyển đổi từ chợ sang chợ, còn từ chợ sang mô hình kết hợp trung tâm thương mại thì sẽ mất chợ” – ông Hà cho biết.
Ông Hà cũng phân tích: Để phục vụ người dân, khu vực quận này đã có quá nhiều khu văn phòng - trung tâm thương mại, rồi chợ - văn phòng - trung tâm thương mại… Riêng 2012 sẽ ra mấy trung tâm thương mại lớn… số lượng đã thừa, hiện đang triển khai nhưng cho thuê 8 USD không ai thuê. Do vậy, người dân có ý kiến, nếu còn 3 điểm chợ truyền thống mà nay chuyển nốt thành trung tâm thương mại thì không ổn.
Một lý do rất quan trọng, theo ông Hà, đó là khi chưa chuyển đổi chợ, các tiểu thương chỉ phải thuê với giá 33.000đ/m2tháng thì khi thành trung tâm, ít nhất cũng tăng lên 150.000/m2/tháng khiến chi phí tăng quá cao. “Người dân cũng không tin tưởng chủ đầu tư, sợ chủ đầu tư nâng giá, hoặc nếu chủ đầu tư phá sản thì giải quyết vấn đề xã hội ra sao? Dân yêu cầu là chỉ tin vào nhà nước, chuyển đổi như chợ Đồng Xuân, hay như chợ Hà Đông 2 tầng là phù hợp.”
Đóng góp ý kiến, Phó Chánh Thanh tra thành phố Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong quá trình làm, như chợ Cửa Nam thì chủ đầu tư mua đứt lại các sạp hàng của người dân thì lại thành xoá bỏ chợ truyền thống.
Trong khi đó, Phó chủ tịch huyện Hoài Đức cũng cho rằng, hiện có nhiều loại hình chợ kết hợp, hiều mô hình khác nhau. “Chúng ta cứ xây dựng lại chợ là lại xây nhà cao tầng, nhà ở… Thành phố nên thống nhất mô hình thiết kế chuyển đổi chợ, không nên để mỗi quận một mô hình. Hơn nữa, sau khi chuyển đổi xây mới thường đẩy giá lên cao, mà ở huyện ngoại thành họ toàn buôn thúng bán mẹt, đi chợ theo phiên… nếu gom lại thì người ta làm thế nào?".
Đại diện Sở Tài chính cho biết, chợ truyền thống trước đây tiểu thương không phải trả tiền thuê đất, nhưng khi chuyển đổi chợ thì theo chế độ doanh nghiệp thì phải nộp tiền sử dụng đất. Bà Loan đề nghị Thành phố nghiên cứu, xin ý kiến Trung ương xem xét có lộ trình, khi nhà đầu tư vào thì phân loại, xin cơ chế có thể miễn, giảm tiền thuế đất.
Chợ Mơ xưa sẽ thành tòa nhà hỗn hợp 19 tầng |
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Văn Sửu khẳng định, Thành phố đã có quyết định số 12 năm 2011 về quy trình chuyển đổi mô hình chợ, quy định về quản lý phát triển chợ, quy định về các loại chợ trên địa bàn thành phố. “Thành phố đã làm rất bài bản, có tính pháp lý, cách quản lý làm khá tốt. Hiện chúng ta đã chuyển đổi được 126 chợ. Tôi đề nghị tiếp tục chuyển đổi chợ, dù tình hình kinh tế còn có khó khăn” – ông Sửu nói.
Về việc đầu tư xây, Phó Chủ tịch Thành phố yêu cầu phải xem xét, công khai dân chủ gặp dân. “Tôi từng làm chợ Mơ với quy mô 19 tầng, có rất nhiều vấn đề, nhưng phải làm tốt. Nếu đầu tư xây dựng chợ kiểu gì dân cũng kiện, nhưng ta phải kiên trì giải thích vận động công khai dân chủ. Chợ Cửa
Về mô hình thiết kế chợ, Phó Chủ tịch Thành phố giao cho Sở Xây dựng chủ trì, có văn bản báo cáo với Bộ Xây dựng và phải có mô hình, kể cả chợ nông thôn. “Trong nội đô chắc chắn phải có văn minh thương mại, không thể 3 tầng hôm nay đập đi mai vẫn xây 3 tầng, như vậy là không xứng đáng, không ai người ta làm thế. Nhưng phương án thiết kế vẫn phải giữ chợ truyền thống, có khu vực bán hàng cho bà con mà văn minh” – Phó Chủ tịch chỉ đạo.
Liên quan đến quản lý đô thị, ông Sửu chỉ đạo phải kiên quyết dẹp chợ cóc. “Không đuổi thì làm sao người ta vào chợ? Thành phố đã có ban chỉ đạo 197, cần làm dẹp chợ cóc” – ông Sửu nhấn mạnh.
Ý kiến bạn đọc