Khi “thợ” có giá hơn “thầy”

13:52, 28/06/2012
|

(VnMedia)- Trong khi một bộ phận không nhỏ người có trình độ đại học đang chịu cảnh thất nghiệp thì cơ hội việc làm với thu nhập ổn định 4 triệu đồng/tháng trở lên đang mở ra cho hàng nghìn thanh niên trẻ miền Trung…

Có bằng đại học, muốn đi làm…. Osin!

2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế. Tính đến hết tháng 4/2012, đã có khoảng 116.000 người đăng ký mất việc, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2011. Trên các mạng xã hội, việc làm trở thành vấn đề nổi bật được quan tâm hàng đầu. Rất nhiều “nhật ký thất nghiệp” đã được chia sẻ và nhận được đồng cảm của cộng đồng. Bạn gái có nick name MT than thở “Mình đã thất nghiệp 8 tháng rồi. Có bằng Đại học nhưng khó xin việc quá, giờ cao không tới, thấp chả thông...”.

 Ảnh minh họa

 Các học sinh trong một giờ học ở trường nghề.


Trong khi đó, N.T. H (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ, mặc dù tốt nghiệp đại học loại khá nhưng nhiều tháng liền em vẫn chưa tìm được việc, có những lúc đã phải giấu không “khai” ra bằng cấp chỉ để cốt xin được một công việc tạm nuôi sống bản thân. Giờ đây, N.T.H chỉ mong có được một công việc giúp trút đi cảm giác người thừa trong xã hội. “Thậm chí, ngay cả trong trường hợp đó là công việc của một osin thì em cũng sẵn sàng” – H nói.

Thị trường thiếu lao động có nghề

Thực tế, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” diễn ra khá lâu và phổ biến đã tạo nên nghịch lý mất cân bằng trên thị trường lao động. Một kết quả thống kê mới đây cho thấy, 98% học sinh sau khi tốt nghiệp THPT muốn thi vào các trường Đại học và Cao đẳng, chưa đầy 2% thanh niên muốn đăng ký tham gia học nghề.

Trong khi đó, mô hình trên thế giới đang áp dụng là mô hình tam giác 1-4-10, nghĩa là 1 người tốt nghiệp đại học-4 người tốt nghiệp cao đẳng-10 người lao động có tay nghề. Đó là lý do vì sao rất nhiều cử nhân của Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp, trong khi thị trường vẫn khát lao động.

 Ảnh minh họa

 Thị trường lao động hiện đang rất thiếu lao động có nghề


Giữa bối cảnh này, câu chuyện về con số hàng nghìn lượt học viên Trường Trung cấp dạy nghề Phạm Dương (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) có việc làm sau tốt nghiệp với tỷ lệ xấp xỉ 100% mấy năm gần đây đang làm nức lòng người dân vùng quê nghèo.

Đi vào hoạt động từ năm 2008 theo mô hình “Trường trong doanh nghiệp”, được đầu tư bởi Tập đoàn Vingroup, Trường Trung cấp nghề Phạm Dương có mục tiêu hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và chính Tập đoàn. Do đó bên cạnh các khóa đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Nhà trường đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn nhóm nghề dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng…

Nhờ bám sát thực tiễn kinh doanh của Vingroup, học sinh tham gia các khóa đào tạo nghề không chỉ được trang bị kiến thức và một số kỹ năng nghề nghiệp tại trường mà còn được trải nghiệm thực tế trong thời gian học tập các kỹ năng nghề cơ bản và thực tập tại các đơn vị, cơ sở trong Tập đoàn. Kết thúc khoá học, học viên có cơ hội được tuyển vào làm việc tại các cơ sở của Tập đoàn, như: Vinpearl Resort, Vinpearl Luxury, hệ thống TTTM Vincom... với mức thu nhập từ 4.000.000 đồng/tháng trở lên, được hưởng đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội của Nhà nước và các chế độ phúc lợi của Tập đoàn…

 Ảnh minh họa

 Trong một giờ học lý thuyết


Nếu so với những người cố gắng làm “Thầy” nhưng đang thất nghiệp do không đủ sức cạnh tranh thì những người “Thợ” lành nghề lại không mấy khó khăn trong công việc. Rõ ràng, câu chuyện ai thành công, ai thất bại không hẳn ở sự đánh giá về bằng cấp mà quan trọng ở cái nhìn và hành động thực tế.

TT Tư vấn và Cung ứng Lao động kỹ thuật, Trường TCN Phạm Dương.
Xã Thiên Lộc - huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 0393.634 803; DĐ: 0982.164 979 - 0987 715 677 – 0915 403 127.
Fax: 0393.634.316; Email: tttv@tcnphamduong.com.
Trường nhận hồ sơ đăng ký vào tất cả các ngày trong tuần


Nhật Lâm

Ý kiến bạn đọc