(VnMedia) - Báo cáo đánh giá đô thị hoá ỏ Việt Nam do Ngân hàng thế giới thực hiện cho rằng, khả năng di chuyển trong đô thị các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn khá tốt là nhờ vào việc sử dụng gần như hoàn toàn xe máy làm phương tiện giao thông…
Báo cáo “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt
Nội dung chính của báo cáo này cho thấy, Việt Nam có thể thành công hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội kinh tế xã hội và vượt qua những thách thức của đô thị hóa nếu quá trình đô thị hóa được quản lý theo hướng mang lại lợi ích cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội.
"Việt
Theo báo cáo này, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đạt 3,4%/năm, đa số tập trung trong và xung quanh TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trình bày tại lễ công bố, ông Dean Cira, chuyên gia trưởng về Phát triển Đô thị của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trưởng nhóm tác giả của báo cáo cho biết, đô thị hóa, đặc biệt là ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống đô thị hiện nay của hai thành phố này đang hạn chế lợi thế cạnh tranh của chính các thành phố này, đặc biệt là nút thắt hậu cần, chi phí vận chuyển cao bất thường, tắc nghẽn giao thông gia tăng và thị trường đất đai bị bóp méo.
WB cảnh báo, Việt nam cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất |
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, giá bất động sản tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các thành phố ở châu Á, trong đó giá đất trống tại Hà Nội cao hơn so với tại TP. Hồ Chí Minh. “Tuy nhiên, đất đai và quy định bất động sản đã có nhiều dấu hiệu được cải thiện, mặc dù còn cần nhiều cải thiện khác” - ông Dean Cira nói.
Phân tích trong báo cáo cho thấy chỉ có 5% dân số thu nhập cao nhất ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có khả năng chi trả cho nhà đất do các công ty phát triển đô thị cung cấp qua kênh chính thức. Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tế có thể dẫn tới phát triển đô thị lộn xộn.
Thiết kế đô thị không đáp ứng việc sử dụng ô tô
Về giao thông đô thị, báo cáo đánh giá rằng, hiện người tham gia giao thông vẫn có khả năng di chuyển trong đô thị khá tốt. Điều đó là nhờ vào việc sử dụng gần như hoàn toàn xe máy làm phương tiện giao thông và mô hình phát triển đất sử dụng hỗn hợp có tính truyền thống cao. Nhưng báo cáo cũng chỉ ra rằng, điều này đang thay đổi nhanh chóng với việc tăng sử dụng ô tô và thiết kế đô thị không đáp ứng được sử dụng nhiều ô tô.
Báo cáo đề xuất cần tập trung cải thiện hệ thống giao thông đô thị và cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn nhất, cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của các vùng đô thị này. Đồng thời, các kế hoạch phát triển hệ thống giao thông sẽ phải tính đến các mô hình sử dụng đất mới phát sinh và theo định hướng thị trường tại các thành phố. Cần phải đưa ra những phương án thay thế hấp dẫn đối với người sử dụng phương tiện công cộng về mặt giá cả và sự thuận tiện.
Việc di chuyển trong các đô thị lớn của Việt Nam còn khá tốt là do chủ yếu dùng phương tiện xe máy |
Báo cáo kêu gọi các nhà quy hoạch giải quyết các vấn đề giao thông đô thị để nâng cao chất lượng sống và cung cấp thêm nhiều lựa chọn giao thông cho người dân, kể cả người nghèo, trẻ em, người già và người tàn tật.
Giải quyết những vấn đề này cũng đồng nghĩa với hiện đại hóa và cải cách hệ thống quy hoạch của Việt Nam, tăng cường quản lý đô thị và đảm bảo phối hợp tốt hơn giữa các cấp chính quyền và giữa các ban ngành của thành phố.
Theo báo cáo, không có quốc gia nào đạt mức thu nhập cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà quá trình đô thị hóa không diễn ra trước và gần như tất cả các nước đều có tỉ lệ đô thị hóa ít nhất 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt
“Đô thị hóa được quản lý tốt có thể hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam và hỗ trợ các mục tiêu của Chiến lược Phát triển Kinh tế- xã hội,” ông Dean A. Cira, Chuyên gia trưởng về Phát triển Đô thị của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trưởng nhóm thực hiện báo cáo, nói. “Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách của Việt
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo, bà Phan Thị Mỹ Linh - Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đánh giá, báo cáo có giá trị rất lớn và khách quan để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo. Tuy nhiên, bà Linh cho rằng, báo cáo còn thiếu những thông tin phân tích về nông thôn- những nơi tiền đề để phát triển đô thị hóa. Bà Linh cũng cho rằng, không chỉ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, ở Việt Nam, hiện còn nhiều TP khác có tốc độ đô thị hoá còn nhanh hơn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ...
Trong khi đó, ông Đinh Trọng Thắng- Phó ban quản lý Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương đánh giá, báo cáo rất cần thiết cho việc bù đắp thông tin hiện đang thiếu hụt cho công tác nghiên cứu hoạch định chính sách.
Ý kiến bạn đọc