Nghe chồng "quan hệ" với sếp, nữ bác sĩ đi quá xa!

13:44, 26/04/2012
|

(VnMedia)Về mặt tâm lý, nữ bác sĩ trong vụ việc đã trải qua giai đoạn đấu tranh với chính mình trong suốt thời gian dài. Dù vậy, rất khó thông cảm khi chị đã để sự việc đi quá xa, kéo dài quá lâu... thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt trao đổi với VnMedia.

>>>Bác sĩ quay clip sex: Giám đốc kiện lại nhân viên
 

- Liên quan đến vụ quay clip sex tố cáo sếp, là chuyên gia tâm lý, thạc sỹ cảm thấy như thế nào về cách hành xử của vợ chồng nữ bác sĩ trong vụ việc trên?
 
Với một người phụ nữ bình thường, dù tự nguyện khi có rung động với người khác phái nhưng việc có quan hệ với một người đàn ông khác không phải là chồng ít nhiều đều cảm thấy xấu hổ, căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ nếu không tích cực tìm giải pháp để chuyện đó không tiếp tục xảy ra thì lâu dài tâm lý sẽ có sự thay đổi.
 
Cảm giác xấu hổ có khuynh hướng giảm và thay vào đó là sự lý luận, lý sự, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác để lờ đi, để không nhìn thấy phần lỗi thuộc về mình. Cho nên, về mặt tâm lý, nữ bác sĩ trong vụ việc trên cũng đã trải qua giai đoạn đấu tranh với chính mình trong suốt thời gian dài. Dù vậy, rất khó thông cảm khi chị đã để sự việc đi quá xa, kéo dài quá lâu.
 
Riêng đối với người chồng, việc anh đề nghị vợ tiếp tục quan hệ với sếp để quay phim làm bằng chứng đã khiến hình ảnh của anh hoàn toàn thay đổi trong mắt nhiều người. Thực tế, anh có nhiều sự lựa chọn khác nếu biết nghĩ sâu và xa hơn cho gia đình, cho con cái của mình.

 Ảnh minh họa
Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Giàu trao đổi với VnMedia.

- Nếu bàn về việc được - mất trong những vụ việc như thế này, theo thạc sỹ bên nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?
 
Vật chất thì có thể đo lường cụ thể mức độ thiệt hại nhưng nếu là tinh thần thì khó có thể khẳng định bên nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Cho nên, nếu biết nghĩ cho các thế hệ sau thì người lớn - những người trong vụ việc hoặc những người có liên quan cần phải bình tĩnh xử lý những hệ lụy.

Hãy dừng lại việc chỉ trích, đổ lỗi cho việc đã xảy ra mà cần dành thời gian để củng cố niềm tin, xây dựng lại hình ảnh trong mắt con trẻ để con trẻ có một cái nhìn tích cực về gia đình, về cuộc đời.

-  Có ý kiến cho rằng, chốn công sở hiện nay rất dễ tiềm ẩn những cuộc tình vụng trộm giữa sếp và nhân viên, và sự việc giữa nữ bác sỹ và Giám đốc Trung tâm y tế vừa vỡ lở chỉ là một trong số ít bị phát giác. Thạc sỹ nói sao về điều này?
 
Thực tế, chuyện “vụng trộm” giữa nhân viên và sếp trong công sở là có thật. Có nhiều nguyên nhân đứng sau vụ việc này trong đó cốt lõi nhất là thiếu hụt sự quan tâm, yêu thương, đồng cảm, tôn trọng trong đời sống hôn nhân. Chính vì vậy, khi gặp đối tượng phù hợp, có thể đáp ứng những thiếu hụt này thì dù là công sở hay ở bất kỳ nơi nào, ý nghĩ thậm chí là hành vi “vụng trộm” sẽ có cơ hội bùng phát.

 Ảnh minh họa
Giám đốc Trung tâm y tế bị bắt quả tang khi quan hệ với nhân viên.

Hạnh phúc, danh dự, sự tôn trọng của người khác dành cho mình khó xây dựng nhưng để mất nó thì rất dễ. Cho nên, không thể kết luận việc có những phút giây xao lòng là xấu nhưng bản thân người trong cuộc phải tự lượng giá được - mất của việc mình đang làm để tự nhắc mình phải nỗ lực vượt qua sự yếu đuối của bản thân.

- Một số ý kiến cho rằng, nhiều phụ nữ hiện có lối sống rất thực dụng, để đạt được mục đích họ sẵn sàng đổi “tình” để lấy một thứ giá trị vật chất khác như chức quyền chẳng hạn. Ý kiến của chị về việc này thế nào?.
 
Không chỉ riêng phụ nữ mà con người trong xã hội hiện đại nói chung đang có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi vật chất trong cách suy nghĩ và hành xử nhiều hơn so với các giai đoạn trước. Nhưng không phải ai cũng thực dụng, cũng đổi tình để lấy vật chất, chức quyền mà tùy thuộc vào giá trị nhân cách của từng cá nhân. Kế đến, vật chất, quyền lực, địa vị dù quan trọng nhưng cũng chỉ là phương tiện, công cụ. Hạnh phúc mới là đích đến thực sự mà con người mong đợi.
 
Với phụ nữ, xã hội hiện đại mang lại cho họ nhiều cơ hội thuận lợi để khẳng định bản thân nhưng để đạt được hạnh phúc thực sự thì họ cần biết cân bằng giữa gia đình và công việc.
 
- Xin cảm ơn thạc sỹ về cuộc trao đổi!


Xuân Tùng - (Thực hiện)

Ý kiến bạn đọc