Hà Nội: Đường dành cho người hay cho ô tô ?

19:41, 21/04/2012
|

(VnMedia)- Theo Thạc sỹ Kristie Daniel, quản lý chương trình Thành phố sống tốt của tổ chức HealthBridge Canada cho biết, với tình hình giao thông phức tạp của Hà Nội như hiện nay, Hà Nội cần nghiêm túc đưa ra bài toán chọn lựa cho mình là đường dành cho con người hay ô tô?

>> Giảm ách tắc: Phải phát triển "mạnh" xe máy !

Theo Thạc sỹ Kristie Daniel, những năm 1998, ở Bogota (Colombia) có tới 85% dân số không sử dụng ô tô đi lại hàng ngày, vậy thì việc ô tô chiếm hầu hết không gian đường phố có công bằng hay không? Và để giải quyết vấn đề này, chỉ trong một thời gian ngắn, thành phố Bogota với số dân 7 người được tái thiết kế lại thành một thành phố đi lại bằng giao thông công cộng dễ dàng đến mức người dân sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ dự luật cấm ô tô trong thành phố vào giờ cao điểm vào năm 2015.

Nhưng, không phải đất nước nào, thành phố nào cũng thành công ngay trong vấn đề giao thông như Bogota.

Thạc sỹ Kristie Daniel chia sẻ rằng, ngày nay, xu hướng tại rất nhiều đất nước mới phát triển là xây dựng những thành phố dành cho ôtô, một xu hướng có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ cộng đồng và sự thoải mái về mặt tinh thần của người dân.

 

Những thành phố dành ưu tiên cho ô tô được xây dựng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1930, và cho tới những năm 50 và 60, hầu hết các thành phố đều thay đổi cấu trúc đô thị từ thành phố dành cho người dân tới những thành phố dành cho ô tô. Điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn, nhiều tai nạn giao thông hơn, số người tử vong tăng lên và các hoạt động thể chất có mục đích (đi bộ hay đi xe đạp) bị sụt giảm rất nhiều, dẫn đến tình trạng béo phì tràn lan và tỉ lệ các căn bệnh không lây nhiễm tăng cao như tiểu đường, đột quỵ, ung thư và bệnh tim mạch. Để vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng cho ô tô là rất tốn kém (xây dựng và sửa chữa đường, cung cấp chỗ đỗ xe, nhiên liệu và sửa chữa phương tiện…).

 

 Ảnh minh họa

 Để có cuộc sống tốt chúng ta cần cân nhắc làm đường dành cho con người hay cho phương tiện?


Yêu cầu về không gian lớn cho ô tô có nghĩa là không gian cho các sân chơi, công viên và những tiện nghi khác sẽ giảm đi rất nhiều. Cơ sở hạ tầng dành cho ô tô cũng góp phần tạo nên sự tách biệt xã hội dẫn đến nguy cơ sẽ ít có người dành thời gian bên ngoài hay hiểu về những người hàng xóm của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em và người già.

 

Những tác động tiêu cực nghiêm trọng của cơ sở hạ tầng dành cho ô tô cuối cùng dẫn tới một phản ứng là rất nhiều thành phố đã dành lại không gian của ô tô để làm lợi cho người dân.


Từ những năm 1980, rất nhiều các thành phố trước kia dành cho ô tô (trong đó có Melbourne , Curibita, Bogota Copenhagen ) đã trả lại không gian cho người dân và cấm ô tô đi lại trong các khu trung tâm của thành phố.


Tuy nhiên, cùng lúc ấy ở rất nhiều đất nước nơi quá trình phát triển bắt đầu muộn hơn, trong đó có nhiều nước chấu Á, sự phát triển thành phố hay hiện đại hoá lại một lần nữa dựa trên việc xây dựng những thành phố dành cho ô tô thay vì cho người dân. Như vậy, tất cả những tác động xấu tới sức khoẻ, tinh thân của người dân và những hậu quả kinh tế tiêu cực đi kèm với một thành phố dành cho ô tô được lặp lại ở những thành phố của các nước này.

 

Rõ ràng, những vấn đề mà các thành ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam , đang gặp phải là không mới. Đây là những vấn đề bức bối nhất mà các thành phố trên toàn thế giới phái đối mặt ngày nay và sẽ phải đối mặt trong tương lại do việc sự dụng ô tô.

 

"Các vấn đề tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, thiếu giao tiếp xã hội, tai nạn và tử vong do va chạm xe cộ, thiếu vận động thể chất, tiếng ồn, việc sử dụng tiền và không gian thiếu hiệu quả và chất lượng đời sống thấp, tất cả có liên quan mạnh mẽ tới việc sử dụng ô tô và xe máy; chỉ riêng vấn đề chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông đã là một vấn đề lớn. Ở các thành phố của Việt Nam , sự phát triển đô thị dựa trên ô tô và xe máy cũng đang ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống, sức khoẻ cộng đồng và sự thoái mái về tinh thần trong thành phố", bà Kristie Daniel nói.

 

Nói một cách đơn giản, mức độ sử dụng ô tô và xe máy lớn hơn làm giảm điều kiện sống tốt của một thành phố. Các thành phố cho con người hơn là cho ô tô là những nơi an toàn hơn, lành mạnh hơn, phồn vinh hơn và hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người. Cách chúng ta thiết kê các thành phố của mình là bước đi đầu tiên để đạt được mục đích này.

 

Thạc sỹ Kristie Daniel cho biết, HealthBridge khuyến nghị các thành phố của Việt Nam nên áp dụng phương pháp 3D (Density- Diversity- Design). Phương pháp này đã được chứng minh là có thể cải thiện tình hình đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở một số thành phố: mật độ- density (của người dân cũng như việc làm), sự đa dạng- Diversity (các khu vực có nhiều mục đích sử dụng, tăng khả năng tiếp cận hơn là tập trung vào sự lưu động), và thiết kế- design (những vấn đề như sự liên kết, an toàn và hấp dẫn).

 

Phương pháp này có thể thay thế tốt cho các phương pháp đang được sử dụng ở các thành phố ở Việt Nam , như quy định dùng mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay bắn tốc độ để giảm tốc độ giao thông trên một số tuyến đường. Trong khi những cách này chỉ chú trọng vào sự an toàn, phương pháp 3D mang lại nhiều lợi ích. Nó sẽ khiến cho người dân chuyển từ đi ô tô và xe máy sang đi các phương tiện công cộng và sẽ làm tăng số người đi bộ trọng thành phố. Nhiều người đi bộ hơn có nghĩa là ít tắc nghẽn, ít tiếng ồn, ít ô nhiễm không khí, ít tai nạn giao thông hơn và những đường phố trở nên sôi động hơn, mang tính xã hội nhiều hơn và theo đó là các cộng đồng sống tốt hơn.


Thanh Hường

Ý kiến bạn đọc