Phát hoảng vì "chuyện ấy" trong ký túc xá nữ

08:41, 22/03/2012
|

(VnMedia) – Làm “chuyện ấy” trong ký túc xá thật có lắm giai thoại. Người thì rón rén nín thở nhưng kẻ lại thích “khoe khoang” cho cả phòng; người thì làm xong chuồn vội nhưng kẻ ngủ lại ngáy như kéo bễ… Còn hậu quả thì thật khôn lường…

 

Trong quan niệm của nhiều người, ký túc xá là nơi rất an tâm để gửi gắm con cái khi đi học xa nhà: an ninh đảm bảo, có nhà trường quản lý, chi phí thấp hơn bên ngoài, ở cùng bạn bè đều là sinh viên… Không phủ nhận những lợi ích của việc sống trong ký túc xá, nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ như chuyện yêu đương trong một số ký túc xá.

 

Tìm một nửa trong ký túc xá cũng không quá khó khăn, đông sinh viên lại học cùng trường, có nhiều cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu hơn. Thời gian để các đôi gặp gỡ và chăm sóc nhau thì rất linh hoạt, không kể sáng, trưa, chiều, tối. Cho dù có bị ban quản lý ký túc kiểm tra, nhưng đâu lại vào đấy.

 

Phương sinh viên năm 3 trường B.C yêu Minh cùng trong ký túc xá. Hầu như hôm nào Minh cũng có mặt ở phòng Phương, tự nhiên như chỉ có hai người, ngược lại có lúc Phương mò lên tận phòng Minh ngủ lại. Lúc đầu thì mọi người cũng khó chịu, nhưng sau, thêm một thành viên nữa trong phòng lôi người yêu đến cặp kè nên mọi người đành chấp nhận, “nhắm mắt làm ngơ”. Còn nếu như ai không chịu được cảnh chướng tai gai mắt thì xin mời, ra nhà trọ ở riêng cho nó thoải mái.

 

Hương, quê Bắc Giang, khi ở trọ thường xuyên rủ bạn trai về ngủ làm cô bạn ở cùng luôn chịu cảnh vô gia cư. Anh chàng người yêu của Hương nổi tiếng “nát”. Chuyện Hương và anh người yêu ngủ lại phòng nhau là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng, điều đáng nói là sau khi đã “nếm trái cấm”, Hương trở nên nghiện cái món đó đến nỗi sẵn sàng làm chuyện ấy ngay cả khi trong phòng có bạn. Chưa hết, biết được điểm yếu của cô nàng, anh chàng người người yêu cứ vác mồm và "cái ấy" đến ăn ở mà chẳng đóng góp gì. Báo hại cô bé cứ ra sức tróc nã tiền của bố mẹ để bao người yêu, vì nếu không được như ý, cậu ta lại giận dỗi không đến nữa.


 Ảnh minh họa

 Nhiều người thích "làm chuyện ấy" trong ký túc xá, trước mặt mọi người - ảnh minh họa

 

Buồn cười nhất và khiến nhiều cô cậu sinh viên bàn ra tán vào nhất, đó là chuyện Diệp. Cũng như nhiều anh chàng khác, người yêu của Diệp thường xuyên “tác chiến” ở phòng ký túc xá của bạn gái, nhưng sau đó thì ngủ quên luôn. Điều đáng nói là anh này có tật ngáy rất to. Cứ hôm nào làm chuyện ấy xong, anh ta cũng ngáy vang cả phòng khiến mọi người không thể chịu nổi. Còn Diệp, lúc đầu cũng ngượng với bạn bè, nhưng sau cô ta lì mặt, mặc kệ mọi người bực bội nói ra nói vào. Cho đến khi không chịu được, nhóm bạn cùng phòng phải kiến nghị lên nhà trường, cặp đôi nọ mới dắt nhau ra nhà trọ ở riêng….

 

Trên đây chỉ là vài ví dụ nhỏ về lối sống “yêu là sex” của một bộ phận sinh viên thời nay. Còn trên thực tế, nếu không làm “chuyện ấy” trong ký túc xá, những cô cậu sinh viên có thể “hành sự” ở bất cứ nơi nào như nhà trọ, nhà nghỉ. Ai không có tiền, họ có thể “yêu” ngay trong công viên vào những lúc nhập nhoạng tối mặc cho những người đi tập thể dục mục sở thị, hoặc những tên trộm cướp rình mò sơ hở để nẫng đi chút ít của cải hiếm hoi của sinh viên là chiếc xe máy cà tàng hay thậm chí là chiếc xe đạp cũ.

 

Từ nhiều năm nay, chuyện sinh viên chỉ cần “kéo ri đô” là thành phòng riêng không phải là chuyện lạ, nhưng những năm gần đây, quan điểm sống thoáng ngày càng phổ biến trong các bạn trẻ và chuyện ấy trở thành chuyện riêng của mỗi người mà chẳng mấy ai để tâm, góp ý. Chỉ đến khi có chuyện rắc rối xảy ra, người trong cuộc mới nước mắt ngắn dài than thân, còn bạn bè thì ngậm ngùi thương xót, tự trách mình không thẳng thắn góp ý với bạn.

 

Những cặp đôi cùng là sinh viên, thân nhân rõ ràng, tình yêu công khai minh bạch còn đỡ. Nhiều bạn gái từ quê ra, yêu phải mấy anh sở khanh mới gọi là hạn lớn. Trường hợp của Hòa, sinh viên trường múa đến từ một tỉnh miền núi là một ví dụ. Hòa xinh đẹp, đáng yêu nhưng con nhà nghèo. Người cưa đổ Hòa là một anh chàng làm quản lý cho một quán bar ở Hà Nội và là một tay săn gái quê chuyên nghiệp.

Không thiếu tiền, nhưng anh ta có thói quen muốn làm chuyện ấy với Hòa ở ký túc xá để “trêu ngươi” mấy cô bạn cùng phòng. Anh ta bật mí rằng, khi biết có người lắng nghe “tiếng động lạ” thì anh ta sẽ cảm thấy khoái cảm hơn. Cho đến khi anh ta ngoảnh mặt ra đi tìm em khác, cũng chính là lúc Hòa phát hiện ra mình mắc bệnh xã hội. Tiền chữa bệnh tốn kém, cộng thêm với nỗi hận chàng sở khanh, Hòa đã lao vào tìm những đối tượng lắm tiền nhiều của để cặp kè và trở thành gái bao của những đại gia vừa già vừa xấu.

 

Cứ nói rằng chuyện “yêu” bây giờ thoáng lắm, ai yêu mà chả làm thế, nhưng thực tế thì chưa chắc. Những vụ việc lùm xùm như “trả dâu vì nghi mất trinh” vừa qua cho thấy, xã hội Việt Nam vẫn rất coi trọng chữ trinh. Đàn ông, họ có thể sống thoáng nhưng lại vẫn luôn mong muốn, đòi hỏi có được người vợ “chưa bao giờ làm chuyện ấy”. Nếu các bạn gái sống thoáng mà nghe được những lời tâm sự của “bọn con trai” về mình thì chắc chắn họ sẽ phải nghĩ lại. Hậu quả, phần lớn đều do nữ giới gánh chịu. Tuy nhiên, không có nghĩa là đàn ông thì vô can. Phải bỏ học giữa chừng kiếm tiền nuôi vợ dại con thơ, bị bạn gái tạt axit, thậm chí “lấymạng” vì phụ tình… là những hậu quả mà nhiều gã sở khanh trẻ tuổi phải gánh chịu khi “nếm trái cấm” xong lại định bỏ của chạy người.

Ngay cả với những sinh viên lúc đầu chỉ muốn "sống thử một cách nghiêm túc" chứ không phải chơi bời trác táng, cũng không phải là không để lại hậu quả. Lúc đầu, cứ nghĩ là "thử" không hợp thì thôi, nhưng chỉ riêng chuyện "thôi" cũng lắm gian truân...


Mỹ Hạnh - Hà Liên

Ý kiến bạn đọc